Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy.

Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy.

(HBĐT) - Từ tháng 12/2012 đến nay, hệ thống giám sát của Trung tâm YTDP các tuyến liên tiếp ghi nhận những ca bệnh tiêu chảy. Trong đó chủ yếu là trẻ em. Chỉ tính riêng trong tháng 12 đã ghi nhận 366 ca mắc. Nhiều nhất là tại huyện Tân Lạc 102 ca, Đà Bắc 60 ca, Mai Châu 37 ca, Cao Phong và Lạc Sơn mỗi huyện 33 ca… Tuy nhiên, trên thực tế ở cộng đồng, số ca mắc có thể cao hơn nhiều.

 

Theo quan sát của chúng tôi, thời điểm này, buồng tiêu hoá của khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) luôn trong tình trạng đông bệnh nhi. Chị Nguyễn Thị Phương là giáo viên trường MN Tư thục Sao Mai (TPHB) có con bị tiêu chảy kéo dài vừa phải nhập viện. Chị cho biết: Cháu được 17 tháng tuổi. Cháu bị đi ngoài phân lỏng 6 – 8 lần/ngày. Chị đã mua men tiêu hóa cho con uống nhưng không đỡ. Bị mất nước nhiều, cháu nằm li bì nên gia đình đã đưa đến bệnh viện điều trị. Các bác sĩ đã phải áp dụng biện pháp truyền dịch. Khi bị tiêu chảy chị đã cho cháu nghỉ học để tránh lây sang các bạn trong lớp. Mẹ cũng phải xin nghỉ dạy để trông con.

 

Thời tiết lạnh, khô đặc trưng của mùa đông-xuân là điều kiện thuận lợi để bệnh tiêu chảy phát tán. Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh cũng như các huyện thời điểm này đều ghi nhận gia tăng các ca bệnh tiêu chảy. Bác sĩ CKII Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) cho biết: Thời điểm trung tuần tháng 1, số bệnh nhi phải nhập viện vì tiêu chảy chiếm đến gần 40%. Không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng sốt cao, nôn mửa, mất nước, mắt trũng sâu khá nguy kịch, buộc bác sĩ phải truyền dịch. Đây là mùa bệnh tiêu chảy do vi rút. Vi rút rota tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa non yếu làm trẻ bị tiêu chảy với các triệu chứng: sốt, quấy khóc, nôn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng màu xanh, vàng chanh hoặc màu trắng lẫn dịch nhầy. Đây là bệnh thông thường nhưng thực tế đáng lo ngại là không ít cha mẹ điều trị cho con không đúng cách hoặc lại xem thường. Nếu trường hợp nặng, tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm, lưu ý, khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước, bù điện giải, tốt nhất là bằng nước oresol. Song cần pha vào nước theo đúng hướng dẫn và cho trẻ uống rải rác trong ngày. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt, nước có ga, trà đường, nước ép trái cây quá ngọt vì dễ gây tiêu chảy thẩm thấu và tăng natri máu. Cũng không được cho con uống thuốc kháng sinh, bệnh không khỏi mà trẻ có nguy cơ bị rối loạn vi khuẩn đường tiêu hóa; không nên cho trẻ uống các loại thuốc cầm nôn, cầm đi ngoài như lá ổi, quả hồng xiêm xanh... Những thứ đó sẽ làm hạn chế đào thải vi rút ra ngoài dẫn đến ứ đọng lại, có thể gây trướng bụng, sốt cao, nhiễm trùng, viêm ruột.   

 

Bên cạnh việc bù dịch, cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Không ít gia đình quan niệm sai lầm rằng, trẻ bị tiêu chảy thì phải kiêng khem nghiêm ngặt. Điều này sẽ làm giảm sức chống đỡ bệnh tật của bé, tiêu chảy càng kéo dài. Trong thời điểm này, trẻ vẫn có thể hấp thu đến 70% chất dinh dưỡng. Do vậy, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cho bú bình thường, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng và ăn thành nhiều bữa nhỏ. Nên uống bổ sung kẽm ngay khi tiêu chảy bắt đầu. Kẽm sẽ làm rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh, tăng hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhưng uống oresol, ăn được, chơi bình thường thì không phải truyền dịch. Nếu trẻ đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, mắt lõm, da nhăn nheo… cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.

 

Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin. Cùng với đó, thực hiện giữ vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là trước khi cầm thức ăn và sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để trẻ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi. Chọn mua những thực phẩm tươi sống, an toàn sẵn có ở địa phương. Tiêu chảy dễ gây thành dịch vì lây qua đường tiêu hoá. Phân, chất thải của người bị tiêu chảy phải được xử trí bằng hoá chất trước khi thải ra môi trường. Trẻ bị tiêu chảy nên cho nghỉ học để tránh lây sang các trẻ khác.

 

 

                                                                     Minh Châu

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục