Trong các trường hợp phải làm (phẫu thuật, thủ thuật), cơ sở y tế bắt buộc phải làm xét nghiệm HIV để đảm bảo an toàn cho người bệnh và tránh nguy cơ gây nhiễm. Ảnh: Xét nghiệm máu cho bệnh nhân tại bệnh vện Đa khoa thành phố Hòa Bình.

Trong các trường hợp phải làm (phẫu thuật, thủ thuật), cơ sở y tế bắt buộc phải làm xét nghiệm HIV để đảm bảo an toàn cho người bệnh và tránh nguy cơ gây nhiễm. Ảnh: Xét nghiệm máu cho bệnh nhân tại bệnh vện Đa khoa thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Năm 2012, Bệnh viện đa khoa TPHB xuất toán trên 76 triệu đồng tiền xét nghiệm HIV (BHYT không thanh toán). Mặc dù đây là việc xét nghiệm bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Ông Phạm Kỳ Sơn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa TPHB cho biết: Áp theo quy định này rõ ràng thiệt thòi thuộc về người bệnh (những người có thẻ BHYT). Không có bệnh viện hay cơ sở y tế nào muốn thực hiện quy định này. Tuy nhiên, vì ngành BHXH làm theo hướng dẫn từ cấp T.Ư nên những bất cập này vẫn chưa được tháo gỡ.

 

Ông Sơn chỉ rõ: Tất cả các bệnh viện hay trung tâm y tế đều có chức năng xét nghiệm HIV. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn thành phố có nhiều trung tâm như: Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng - chống bệnh xã hội... vì vậy, nếu có nhu cầu được tư vấn hay xét nghiệm HIV (theo hình thức tự nguyện hay xét nghiệm sàng lọc) người dân sẽ đến với những cơ sở y tế này. Như vậy, đương nhiên, việc xét nghiệm HIV ở Bệnh viện Đa khoa thành phố chủ yếu được thực hiện theo hình thức bắt buộc. Theo hướng dẫn tại Thông tư số 33/2011/TT-BYT ngày 26/8/2011 của Bộ Y tế: các trường hợp thực hiện xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh bao gồm: người hiến mô, bộ phận cơ thể người; người nhận mô, bộ phận cơ thể người; người cho tinh trùng, noãn; người nhận tinh trùng, noãn, phôi; người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV theo các quy định tại Quyết định số 3003 ngày 19/8/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS. Về kinh phí xét nghiệm HIV bắt buộc: trường hợp người được xét nghiệm HIV có thẻ BHYT được quỹ BHYT chi trả theo phạm vi quyền lợi được hưởng. Trường hợp người được xét nghiệm HIV không có thẻ BHYT: chi phí xét nghiệm HIV do người được xét nghiệm tự chi trả theo chế độ viện phí hiện hành. Nội dung Thông tư hướng dẫn đã rõ ràng nhưng BHXH một số tỉnh, thành phố, trong đó có Hòa Bình vẫn dừng việc thanh toán chi phí xét nghiệm HIV đối với người bệnh có thẻ BHYT. Trong Công văn số 3276 ngày 8/8/2011 của BHXH Việt Nam đã nêu lý do Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về việc xét nghiệm HIV bắt buộc và sàng lọc chẩn đoán sớm một số bệnh theo quy định của Luật Phòng - chống AIDS (khoản 2, Điều 28) và Luật BHYT (Điều 21) nên chưa có cơ sở để cơ quan BHXH thanh toán chi phí xét nghiệm HIV. Căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và yêu cầu chuyên môn KCB, Bộ Y tế đã có công văn số 7534 ngày 23/11/2011 gửi BHXH Việt Nam nêu rõ: Xét nghiệm HIV bắt buộc để chẩn đoán, điều trị bệnh, có nghĩa là: người được chỉ định xét nghiệm HIV không được từ chối xét  nghiệm. Việc xét nghiệm trong các trường hợp này là điều kiện cần thiết để cơ sở khám - chữa bệnh thực hiện các chỉ định chuyên môn liên quan đến chính người đó hoặc liên quan đến người khác. Trong quá trình KCB, việc chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm (trong đó có xét nghiệm HIV), thăm dò chức năng hay chẩn đoán hình ảnh trước khi thực hiện can thiệp điều trị như (thủ thuật, phẫu thuật) để phát hiện những rối loạn chức năng hay tình trạng bệnh kèm theo bệnh chính đã được chẩn đoán phục vụ cho việc áp dụng cách thức xử trí hay điều trị bệnh chính không phải là " khám bệnh để sàng lọc chẩn đoán sớm"...

 

Từ những lý do trên, Bộ Y tế đã có ý kiến (tại công văn số 7534) cho rằng: BHXH các tỉnh, thành phố vận dụng (khoản 2, Điều 28 của Luật Phòng - chống HIV/AIDS và khoản 2, Điều 21 của Luật BHYT theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam dừng thanh toán xét nghiệm HIV cho các bệnh nhân có thẻ BHYT là không đúng với quy định hiện hành, không phù hợp với yêu cầu chuyên môn trong KCB nói chung và phòng - chống HIV nói riêng, không đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT. Đồng thời, việc cơ quan BHXH dừng thanh toán chi phí xét nghiệm HIV đối với người bệnh có thẻ BHYT khi chưa có ý kiến của Bộ Y tế và Bộ Tài chính là chưa phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHYT.

 

Văn bản này đã được Bộ Y tế ban hành gửi BHXH Việt Nam từ tháng 11/2011 nhưng cho đến nay, ngành BHXH vẫn chưa có sự điều chỉnh. Những mâu mắc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở y tế KCB cho người có thẻ BHYT vì vừa phải lo thực hiện đúng luật, vừa lo đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT. Tỉnh ta cũng không phải là một ngoại lệ. Gần đây, trong các cuộc tiếp xúc cử tri hoặc giám sát chuyên đề của Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh có khá nhiều ý kiến của các đồng chí giám đốc Bệnh viện tuyến huyện (với vai trò là cử tri) phản ánh về vấn đề này. Những ý kiến đó mang theo sự kỳ vọng đem lại sự công bằng, dân chủ, minh bạch trong thực thi pháp luật. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người đảm bảo đúng nghĩa của cụm từ BHYT góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

 

 

                                                                                 Thuý Hằng

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục