Cần nhân rộng các khoá huấn luyện bơi cho trẻ để hạn chế thấp nhất các trường hợp tại nạn do đuối nước. ảnh: Ảnh chụp tại khu du lịch suối khoáng Kim Bôi

Cần nhân rộng các khoá huấn luyện bơi cho trẻ để hạn chế thấp nhất các trường hợp tại nạn do đuối nước. ảnh: Ảnh chụp tại khu du lịch suối khoáng Kim Bôi

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ - TB & XH, năm 2012, toàn tỉnh có 11 vụ đuối nước, trong đó có 6 trẻ tử vong. So với những năm trước số lượng trẻ mắc tai nạn do đuối nước có giảm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số trẻ mắc tai nạn thương tích (11/114 ca) và 100% trẻ tử vong từ tai nạn thương tích đều do đuối nước.

 

Con số đó là lời cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội nhất là vào thời điểm trẻ được nghỉ hè khi thiếu sự quản lý từ phía nhà trường. Có nhiều nguyên nhân của các vụ đuối nước, tuy nhiên phần lớn là do các nạn nhân không biết bơi, gia đình, nhà trường chưa quan âm dạy bơi, trang bị kiến thức và kỹ năng ứng phó với các nguy cơ đuối nước cho trẻ em, khu vực nông thôn có nhiều ao hồ, sông, suối, hố sâu… gây nguy hiểm cho trẻ nhưng không được rào chắn, cảnh báo hoặc lấp đi. Trong khi đó, trẻ em đang ở tuổi ham vui, ham khám phá, nông nổi, nhận thức chưa đầy đủ về mối nguy hiểm xung quanh nên dễ dàng trở thành nạn nhân của chính các trò chơi của mình.

 

Trước thực trạng đó, tỉnh đã triển khai chương trình phòng, chống tai nạn thương tích nói chung và phòng, chống đuối nước ở trẻ em nói riêng, đã đạt được một số kết quả bước đầu. Theo bà Nguyễn Thị Thảo, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em – Sở LĐ - TB & XH: Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch cho tháng hành động vì trẻ em, Sở LĐ - TB & XH luôn chú trọng đến xây dựng, triển khai kế hoạch phòng - chống tai nạn thương tích cho trẻ, trong đó có phòng - chống đuối nước xuống tận cơ sở, đến từng địa phương. Thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo các nguy cơ xảy ra đuối nước, đặc biệt đối với vùng nhiều sông, suối công tác tuyên truyền lại càng chú trọng hơn. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ LĐ - TB & XH, năm nay, Sở tập trung vào Quyết định 548 của Bộ trưởng Bộ LĐ - TB & XH, đó là xây dựng ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích. Vì theo thống kê có hơn 60% vụ trẻ em bị tai nạn thương tích là xảy ra quanh gia đình và trong gia đình. Năm qua có 100% xã, phường, thị trấn triển khai xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ phòng - chống tai nạn thương tích, có 79 xã triển khai hoạt động về phòng - chống đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng, các sản phẩm truyền thông về tai nạn thương tích được phân phát chuyển tới từng thôn, xóm, hộ gia đình. Nhờ đó đã nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

 

Thời gian qua, các địa phương đã tích cực chú trọng công tác dạy bơi cho thiếu niên trên địa bàn. Tại thành phố, mỗi dịp hè, bể bơi tỉnh mở được 2 – 3 khóa hướng dẫn bơi cho trẻ em. Với sự hướng dẫn của các huấn luyện viên, sau 5 - 8 buổi học, các em có thể bơi được các nội dung như: trườn sấp, bơi ngửa, bơi ếch. Qua khảo sát, các em sau khi học đã nắm chắc các kỹ năng xử lý tình huống dưới nước và cách phòng tránh tai nạn đuối nước cho bản thân. Tại các huyện tuy vẫn chưa xây dựng được bể bơi nhưng phong trào bơi lội cũng đang dần thu hút đông đảo nhân dân. Cụ thể như tại huyện Tân Lạc, hàng năm, huyện mở được 3 lớp bơi nghiệp dư cho thanh - thiếu niên vào dịp hè tại các xã Địch Giáo, Tuân Lộ, Ngòi Hoa. Phong trào dạy bơi phòng, chống tai nạn đuối nước cũng ngày càng phát triển tại các xã Kim Truy, Kim Bôi (Kim Bôi), Tân Mỹ, Hương Nhượng (Lạc Sơn), Đoàn Kết, Yên Trị (Yên Thủy).

 

Theo ông Nguyễn Văn Hiển, phó phòng giáo dục trung học – Sở GD & ĐT, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD & ĐT về triển khai công tác phòng, chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường học đến năm 2015. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời các biện pháp phòng, tránh đuổi nước cho trẻ em, HS – SV trong các nhà trường; chuẩn bị điều kiện để tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa; huy động các tổ chức chính trị, đoàn thể của nhà trường cùng tham gia, quyết tâm hạn chế tình trạng trẻ em, HS - SV bị đuối nước, đặc biệt trong các kỳ nghỉ hè. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến về biện pháp phòng, tránh đuối nước trên các phương tiện thông tin của nhà trường và địa phương. Khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ em, HS - SV chủ động tham gia các lớp học bơi trong dịp hè. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất để tổ chức được lớp bơi dành cho HS - SV hiện nay là trên địa bàn các huyện đều chưa xây dựng được bể bơi, do vậy, công tác dạy bơi phòng, chống tai nạn đuối nước cần được các ngành, cấp, địa phương quan tâm, tích cực triển khai, huy động các nguồn lực xã hội xây dựng thêm bể bơi, tổ chức nhiều lớp học bơi, hạn chế thấp nhất các trường hợp trẻ em bị tai nạn đuối nước.

 

 

 

                                                                 Hồng Nhung

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục