Đồng chí Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban VH-XH&DT (HĐND) tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.

Đồng chí Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban VH-XH&DT (HĐND) tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.

(HBĐT) - Ngày 29/5, đoàn công tác của Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 151 ngày 21/7/2010 của HĐND tỉnh về "Đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh Hòa Bình (giai đoạn 2010-2020)".

 

Theo báo cáo của Sở Y tế: Ngay khi Đề án được phê duyệt, ngành y tế đã có thông báo về việc thực hiện Nghị quyết số 151 của HĐND tỉnh trên Đài PT-TH tỉnh và Báo Hoà Bình. Đồng thời, có công văn hướng dẫn đến tất cả các đơn vị y tế công lập trong tỉnh.

 

Thực hiện Đề án, hiện đang đào tạo 89 người. Trong khi số bác sỹ cần đào tạo bổ sung là 257 người. Số dược sỹ đang đào tạo là 9 người, số dược sỹ cần đào  tạo là 121 người. Trong 2 năm 2009-2010 Dự án KICH đã tài trợ 100% kinh phí và học phí của 41 viên chức đang công tác tại các trạm y tế trong tỉnh đi học liên thông lên bác sỹ tại trường Đại học Y, Đại học Dược. Dự án KICH kết thúc vào năm học 2011-2012, bắt đầu năm học 2012-2013, Sở Y tế đã trình UBND tỉnh đưa 41 học viên trên được hưởng theo chế độ của Đề án 151 và đã được phê duyệt. Năm học 2012-2013, Sở Y tế đã thực hiện chi trả 50% kinh phí và học phí cho 41 học viên này. Năm 2013, đã cử được 26 viên chức tuyến y tế cơ sở đi ôn và dự thi liên thông lên bác sỹ và dược sỹ đại học. Loại hình đào tạo gồm: đào tạo liên thông; đào tạo chính quy theo địa chỉ; đào tạo cử tuyển. Chế độ chi trả các chi phí đào tạo, Sở Y tế ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo.

 

Qua triển khai thực hiện NQ 151 cho thấy: Do cơ chế, chính sách chưa phù hợp nên việc tuyển sinh, đào tạo chính quy theo địa chỉ gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, không tuyển được đối tượng nào theo Đề án 151. Mỗi năm cần đào tạo 40 y sỹ để sau này trở thành bác sỹ nhưng không đạt.

 

Đề việc triển khai, thực hiện NQ 151 trong thời gian tới đạt hiệu quả Sở Y tế đã kiến nghị: Trong năm 2013, tỉnh làm việc trực tiếp với Bộ Giáo dục- Đào tạo để xin 50 chỉ tiêu đào tạo liên thông  theo địa chỉ sử dụng riêng cho Hòa Bình (liên kết đào tạo giữa Trường Đại học y Hải Phòng với Sở Y tế). Làm  việc với Bộ Giáo dục-Đào tạo, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đề xin chỉ tiêu  đào tạo cho Đề án, đối với trường hợp đào tạo chính quy theo địa chỉ. Về chính sách hỗ trợ học viên: Đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng theo Đề án; nâng mức hỗ trợ lên 100% kinh phí và học phí đào tạo cho những người đã được xét chọn đi học theo Đề án.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trưởng đoàn giám sát đã tiếp thu những đề xuất, kiến nghị của ngành y tế đề xuất với HĐND tỉnh  xem xét bổ sung, điều chỉnh một số điểm trong NQ 151/NQ-HĐND cho phù hợp với cơ chế, chính sách chung để việc thực hiện đạt được hiệu quả. Đề nghị tỉnh có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt hơn nữa, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc triển khi, thực hiện Nghị quyết để có thể đạt được kết quả khả quan vào năm 2016.

 

 

                                                                        Thuý Hằng

 

Các tin khác


Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đảm bảo an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm

Xác định công tác an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, thời gian qua, các ngành, các cấp đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh…, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh

Sau một tháng khoa Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh tại bệnh viện dần đi vào nền nếp, chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu trong tình hình mới.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Chúng ta rất thận trọng khi triển khai tiêm vaccine COVID-19

Trước thông tin từ tờ Telegraph (Anh) về việc vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, ngày 3/5, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà khi Việt Nam tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

Tận tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình nỗ lực triển khai các giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB); xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục