Do cải tạo tốt và đã cai nghiện cắt cơn thành công, các đối tượng nghiện ở Trại tạm giam Công an tỉnh được ân xá dịp 30/4/2013 và giao trả về cộng đồng để tiếp tục quản lý, giáo dục sau cai.

Do cải tạo tốt và đã cai nghiện cắt cơn thành công, các đối tượng nghiện ở Trại tạm giam Công an tỉnh được ân xá dịp 30/4/2013 và giao trả về cộng đồng để tiếp tục quản lý, giáo dục sau cai.

(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, tình hình tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Trong đó, thách thức lớn nhất ngoài việc buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý diễn ra ngày càng tinh vi, manh động chính là tỷ lệ tái nghiện cao, việc quản lý, hỗ trợ đối tượng nghiện sau cai gặp nhiều khó khăn.

 

Tính đến ngày 31/5, toàn tỉnh có 1.959 người nghiện ma tuý ở 120 xã, phường, thị trấn, trong đó, số người nghiện ma tuý tại cộng đồng, nơi cư trú 1.486 người, 473 người nghiện được quản lý tại các trung tâm cai nghiện, cơ sở giáo dục, giáo dưỡng, trại tạm giam của công an. Số người sau cai nghiện điều tra năm 2012 có 1.250 người, số người qua thanh loại có mặt tại địa phương 1.018 người, số người tái nghiện chiếm tỷ lệ 66,89%. Bà Hoàng Kiên Giang, Phó  Chi cục Phòng - chống TNXH (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Tính từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã cai nghiện cho 4.253 lượt đối tượng và quản lý giáo dục, lao động trị liệu phục hồi sức khoẻ cho 281 đối tượng, tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho 116 học viên. Ngoài công tác cai nghiện phục hồi, được sự hỗ trợ của các dự án, ngành LĐ-TB&XH cũng đã triển khai nhiều chương trình nhằm hỗ trợ người sau cai khi tái hoà nhập cộng đồng. Trong đó nhiều dự án bước đầu có kết quả tích cực như đề án xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma tuý tại phường Chăm Mát (TPHB) và xã Tử Nê (Tân Lạc). Tại đây, đề án đã hỗ trợ mỗi xã 20 triệu đồng để theo dõi, giám sát và tuyên truyền, vận động người nghiện ma tuý không tái nghiện. Dự án I71 về cai nghiện cộng đồng tại thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) giúp 5 người sau cai nghiện vốn để tạo việc làm và ký kết hợp đồng trách nhiệm với các cơ sở kinh doanh, dạy nghề để đào tạo nghề cho 10 đối tượng sau cai. Dự án Haarp hỗ trợ, đào tạo nghề tạo việc làm cho 74 đối tượng nghiện với kinh phí hơn 700 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, tất cả các chương trình này chưa được triển khai đồng bộ và sâu rộng, ở nhiều địa phương công tác quản lý sau cai chưa đảm bảo nên tỷ lệ tái nghiện khá cao, nhiều học viên đã vào trung tâm 2 - 3 lần trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, việc tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma tuý sau cai còn gặp nhiều khó khăn. Công tác cai nghiện ma tuý tại cộng đồng chưa tìm được mô hình có hiệu quả cao.

 

Theo bà Hoàng Kiên Giang, Phó Chi cục Phòng - chống tệ nạn xã hội tỉnh, để nâng cao chất lượng công  tác cai nghiện ma tuý, phục hồi chức năng cho người nghiện, trước mắt, tỉnh ta cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và nhân dân, học sinh về tác hại của việc sử dụng ma tuý, nghiện ma tuý. Tiếp tục triển khai công tác cai nghiện bằng nhiều hình thức như nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện tại trung tâm, củng cố nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường hình thức cai tự nguyện tại trung tâm. Đồng thời, tổ chức tốt công tác cai nghiện tại cộng đồng, quản lý sau cai tại nơi cư trú, công tác dạy nghề, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng. Tăng cường giải quyết những vấn đề xã hội sau cai cho người nghiện ma tuý với phương châm nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, đoàn thể trong công tác quản lý giúp đỡ người sau cai phòng tránh tái nghiện. Quan tâm chú trọng công tác dạy nghề cho vay vốn, hỗ trợ tạo việc làm để người nghiện sau cai hoàn lương ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng. Tích cực xã hội hoá công tác điều trị nghiện ma tuý, củng cố, kiện toàn các tổ  cai nghiện ma tuý ở địa phương. Bố trí kinh phí từ chương trình quốc gia phòng - chống ma tuý để hỗ trợ thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.

                                                                         Phương Linh 

 

 

Các tin khác

Trạm y tế xã Hang Kia (Mai Châu) đạt chuẩn năm 2012.
Không có hình ảnh
Đại diện công đoàn ngành y tế huyện Lạc Sơn trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ với đoàn viên công đoàn Trạm y tế xã Yên Nghiệp.
Đoàn kiểm tra nhà thuốc Ngọc Khánh, phường Tân Thịnh.

Tặng quà học sinh giỏi huyện Mai Châu và chi trả quyền lợi bảo hiểm tử vong cho khách hàng tại TP. Hòa Bình.

(HBĐT) - Ngày 22/6, tại Nhà văn hóa huyện Mai Châu, Công ty BHNT Prudential Việt Nam đã tổ chức Ngày hội tri ân khách hàng và trao 20 suất quà cho học sinh giỏi tiêu biểu của huyện Mai Châu. Tham dự buổi lễ có hơn 100 khách hàng khu vực huyện Mai Châu.

Cảnh giác với nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

(HBĐT) - Mùa hè, thời tiết nóng ẩm, thực phẩm dễ ôi thiu. Trong khi đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn chưa thực sự được nhiều cơ sở SX, CB, KD và ngay cả người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh quan tâm đúng mức. Tình trạng vi phạm các quy định ATTP vẫn diễn ra khá nhiều. Do vậy, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao trong mùa hè, nhất là với việc sử dụng thức ăn đường phố.

Tích cực thực hiện các biện pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

(HBĐT) - “Hiện nay, tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) của tỉnh đang ở tốp 10 về mất cân bằng so với toàn quốc. Nếu tình trạng này không được khống chế thì sau 20-30 năm nữa cơ cấu giới tính nam, nữ của tỉnh sẽ thừa nam, thiếu nữ nghiêm trọng và gây nên những hậu quả khó lường” - Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Giám đốc Chi cục DS/KHHGĐ khẳng định.

Tân Lạc tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn

(HBĐT) - Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn đợt I năm 2013 (chiến dịch SKSS/KHHGĐ đợt I) được tổ chức trên địa bàn huyện Tân Lạc từ ngày 11-26/4.

Trên 800 CTV được trang bị kỹ năng tư vấn về mất cân bằng giới tính khi sinh

(HBĐT) - Trong tháng 5, Chi cục DS/KHHGĐ tổ chức 17 lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) tại Trung tâm DS/KHHGĐ các huyện, thành phố.

Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho CTV dân số

(HBĐT) - Tính đến ngày 19/6 đã có 7 huyện, thành phố hoàn thành kế hoạch tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, CTV dân số các xã, phường, thị trấn. Trong đó, Yên Thuỷ mở được 1 lớp với 86 học viên tham gia, Mai Châu 2 lớp 90 học viên, Kim Bôi 1 lớp 60 học viên, Kỳ Sơn 3 lớp 120 học viên, Tân Lạc 3 lớp 135 học viên, Cao Phong 2 lớp 42 học viên, TPHB 2 lớp 189 học viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục