BCĐ liên ngành về vệ sinh ATTP tỉnh kiểm tra tại bếp ăn trường PT DTNT tỉnh.

BCĐ liên ngành về vệ sinh ATTP tỉnh kiểm tra tại bếp ăn trường PT DTNT tỉnh.

(HBĐT) - Mùa hè, thời tiết nóng ẩm, thực phẩm dễ ôi thiu. Trong khi đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn chưa thực sự được nhiều cơ sở SX, CB, KD và ngay cả người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh quan tâm đúng mức. Tình trạng vi phạm các quy định ATTP vẫn diễn ra khá nhiều. Do vậy, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao trong mùa hè, nhất là với việc sử dụng thức ăn đường phố.

 

Một lần chúng tôi đi ăn chè bưởi ở quán vỉa hè tại TPHB được chứng kiến cảnh người bán hàng dùng tay trần để làm tất cả các việc từ bốc dừa, lạc, múc chè cho vào cốc đến cầm tiền khách đưa, trả lại tiền cho khách, hút thuốc lá. Nhìn cảnh đó xong, chị Hoa bạn tôi không nuốt nổi miếng chè nào, đành bỏ cả cốc. Theo quan sát của chúng tôi tại nhiều quán ăn, tình trạng đó khá phổ biến. Đó là chưa kể tình trạng thức ăn không có tủ che đậy kín, ruồi đậu, nước rửa cốc, bát bẩn, nước thải ứ đọng, khu vệ sinh bốc mùi hôi thối… Cũng có trường hợp chủ quán đeo găng tay nhưng chỉ để có bởi vì họ dùng cả khi bốc thức ăn, cầm tiền và nhiều vật dụng khác. Dường như việc đeo chỉ để làm sạch tay họ, còn đồ ăn bị nhiễm khuẩn không quan tâm. Thời tiết nắng nóng, một loạt các quán cóc vỉa vè bày bán đủ các loại đồ ăn, nước giải khát mọc lên. Thức ăn đường đường phố phần lớn không rõ nguồn gốc, quán nằm trên vỉa hè, sát đường giao thông. Nếu bụi, nấm mốc và khí thải như xăng, dầu nhiễm vào thực phẩm, nguy cơ xảy ra ngộ độc cao. Theo quy định phân cấp, việc kinh doanh thức ăn đường phố thuộc thẩm quyền quản lý của cấp phường, xã, thị trấn nhưng trên thực tế, hoạt động này phần lớn vẫn còn bị bỏ ngỏ.

 

Theo số liệu của Chi cục ATTP, toàn tỉnh hiện có 8.133 cơ sở thực phẩm, trong đó, phần lớn là cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống và phần lớn thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện, xã. Nhằm nâng cao ý thức, nhận thức của người SX, CB, KD, tiêu dùng thực phẩm, nhất là trong mùa hè, Bộ Y tế đã phát động Tháng hành động vì chất lượng ATTP vào thời gian từ 15/4 – 15/5. Cùng với các hoạt động truyền thông, toàn tỉnh đã thành lập 3 đoàn thanh-kiểm tra chuyên đề ATTP tuyến tỉnh, 11 đoàn tuyến huyện và 198 đoàn tuyến xã. Kết quả đã kiểm tra được 2.560 cơ sở, tỷ lệ cơ sở vi phạm  611, chiếm 23,9%, 85 cơ sở bị xử phạt với số tiền gần 100 triệu đồng, 4 cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm, 6 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm, 10 loại sản phẩm bị tiêu hủy. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: điều kiện trang thiết bị dụng cụ, vệ sinh cơ sở, con người...

 

Đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATTP cho biết: Trước thực trạng như hiện nay, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính vào mùa hè cao, đặc biệt là từ nguồn thức ăn đường phố. Khi ăn các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, kim loại nặng, hóa chất, ngoài các biểu hiện nôn, đi ngoài..., vấn đề ngộ độc mãn tính cũng rất đáng chú ý. Thức ăn vào mùa hè dễ bị ôi, thiu hơn các mùa khác nên những người sản xuất không có lương tâm sẽ cho hàm lượng các chất phụ gia bảo quản vào nhiều hơn. Ví dụ như cho hàn he, foc môn vào giò, chả... Khi những chất này khi vào cơ thể lâu dài gây ra các bệnh không lây nhiễm cho các cơ quan nội trạng (gan, thận...), nguy hiểm nhất là ung thư. Một vấn đề đáng lưu tâm nữa là nguồn gốc thực phẩm. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh hóa chất, thuốc BVTV, nhất là các loại thuốc cấm, ngoài danh mục cho phép vẫn chưa đi vào nề nếp. Ô nhiễm vi sinh vật, chất độc hại trên nông sản, thịt, cá… hiện vẫn chưa đủ năng lực và điều kiện kiểm soát. ATTP đang là một vấn đề “nóng” nhưng cán bộ làm công tác này ở các tuyến còn thiếu, ở tuyến huyện, xã còn yếu về trình độ chuyên môn. Các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cơ sở chưa rõ ràng. Còn tình trạng trùng lắp một mặt hàng có 2 – 3 cơ quan quản lý hoặc có sản phẩm lại bị bỏ ngỏ.    

 

Để ngăn ngừa các vụ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, trước hết, người tiêu dùng hãy biết tự bảo vệ mình. Không nên dễ dãi với những biểu hiện mất vệ sinh, không bảo đảm ATTP ở các hàng quán. Thực hiện 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Nấu kỹ thức ăn và ăn ngay khi vừa được nấu chín; bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín; đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín; luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ; bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác. Nên mua những thực phẩm tươi, có nhãn mác, hạn sử dụng rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi, thiu, mốc hỏng; sử dụng nguồn nước sạch trong chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường giám sát ô nhiễm, những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

 

                                                                                               

                                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục