(HBĐT) - Theo số liệu giám sát của HĐND tỉnh, toàn tỉnh có 1.078 trẻ khuyết tật. Những năm gần đây, các dạng khuyết tật trí tuệ được phát hiện mới như tự kỷ, tăng động giảm chú ý... có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên, các cháu hầu như chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các cơ quan chức năng.

 

Trên địa bàn tỉnh chưa có bất cứ một trung tâm chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật trí tuệ. Việc đưa trẻ ra lớp học hòa nhập cũng còn hạn chế, mang tính tự phát. Việc học hoà nhập cũng gặp không ít khó khăn. Số giáo viên có kỹ năng dạy hoà nhập rất ít và họ thường không muốn nhận nhiệm vụ này. Một phụ huynh có con học hoà nhập tại một trường tiểu học ở TP. Hoà Bình chia sẻ: Tôi rất khổ tâm vì cô giáo không thể chia sẻ với cháu. Cô không hiểu rằng, đôi khi những hành động bất thường của cháu là do bộ não điều khiển chứ không phải cháu cố tình phá phách, quấy rối. Cô đã phạt, quát nạt, thậm chí đánh cháu thay vì khuyên nhủ, động viên... vì vậy cháu không muốn đến lớp nữa. Tôi đã phải nghĩ đến chuyện chuyển trường cho cháu nhưng chuyển đi đâu để cháu được chia sẻ, giúp đỡ?!

 

Song, bên cạnh những cha mẹ sốt sắng mong cho con được hoà nhập cộng đồng thì không ít phụ huynh còn mặc cảm, tự ti, thiếu hiểu biết. Do đó có trường hợp ở phường Chăm Mát (TPHB) đã nhốt con trong phòng tối như không có sự hiện diện của trẻ  trên cuộc đời. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thân Thủy chuyên về lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho rằng: Cha mẹ có con bị tự kỷ hay khuyết tật trí tuệ chẳng khác gì như bị cuộc sống ném cho quả bóng xoáy. Nếu không thật sự nỗ lực, cộng với sự chung sức từ cộng đồng để tìm cách tháo gỡ, quả bóng xoáy ấy có thể dập tắt cơ hội vươn lên của một cuộc đời. Nhưng nếu được phát hiện và can thiệp sớm trong khoảng 2 - 5 tuổi, trẻ sẽ có nhiều cơ hội hoà nhập cộng đồng. Với mục đích đó, cuối năm 2012, chị đã thành lập Trung tâm can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, hiện đặt tại trường MN tư thục Sao Mai. Bước vào lớp học, mỗi trẻ một kiểu khác biệt mới thấy những nỗ lực của cô và 2 cộng sự. Có trẻ đang ngồi học tự nhiên đứng dậy trèo lên cửa sổ hay chạy ra ngoài sân. Có trẻ sợ tiếng động lớn, có trẻ lại tự nói lẩm bẩm một mình những từ không có nghĩa hay ú ớ không nói nên câu... Với tâm huyết của mình, chị đã thiết kế những bài dạy phù hợp với từng trẻ, có những cách dạy sáng tạo, hiệu quả. Nhiều trẻ đã tiến bộ rõ rệt, bé Bình ở phường Hữu Nghị từ chỗ nói ngọng, bập bẹ ít từ, lên 6 tuổi, cha mẹ không dám cho đi học lớp 1 nay đã biết đọc, tập viết và theo học trường TH Hữu Nghị. Bé An ở phường Đồng Tiến từ chỗ chỉ thu mình ở góc nhà nay đã biết bày tỏ tình cảm và học hoà nhập ở trường TH Lê Văn Tám... Có trẻ ở xã Độc Lập (Kỳ Sơn), những ngày mưa cha mẹ cũng cố gắng đưa đến học. Ngoài trung tâm của chị Thuỷ còn có lớp học của cô Lê Thị Chiến ở phường Tân Thịnh, (TPHB). Mặc dù còn mới mẻ nhưng những lớp học đặc biệt này đã phần nào giúp đỡ trẻ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ dần hoà nhập cộng đồng.

 

Để tạo thuận lợi cho trẻ khuyết tật có cơ hội hoà nhập cộng đồng, theo tiến sĩ Thân Thuỷ, cần chú trọng truyền thông, vận động xã hội về quyền của trẻ khuyết tật. Xây dựng chính sách đối với giáo viên dạy hòa nhập. Quan tâm xây dựng trung tâm chuyên biệt để chăm sóc, giáo dục cho những trẻ em khuyết tật mức độ nặng. Huy động và đảm bảo nguồn lực cho giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật bắt đầu từ các nhà trường; có chương trình can thiệp sớm cho trẻ ở các trường MN, TH. Mỗi gia đình có con bị khuyết tật cũng cần nhận thức đầy đủ về chương trình can thiệp sớm, tránh tình trạng do tự ti, mặc cảm mà nhốt trẻ ở nhà. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật và đưa trẻ ra hòa nhập cộng đồng cần sự chung tay, góp sức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội.

 

 

 

                                                                                    Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục