ĐV-TN tỉnh ta chia nhóm thảo luận tại diễn đàn sự tham gia của VTN/TN và tiếp cận dịch vụ CSKSS VTN/TN được tổ chức tại TP Hòa Bình trong tháng 8 vừa qua.
(HBĐT) - Những năm gần đây, vấn đề CSSKSS cho VTN/TN trên địa bàn tỉnh đã được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đặc biệt quan tâm và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ CSSKSS không chỉ mang ý nghĩa thiết thực mà góp phần nâng cao chất lượng dân số, xóa dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền.
Để tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng CSSKSS, hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng VTN/TN quan hệ tình dục sớm, mang thai do thiếu hiểu biết, công tác truyền thông, tư vấn, nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của VTN/TN về CSSKSS gặp không ít khó khăn, thách thức. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có trên 90.000 ĐV-TN ở độ tuổi từ 16 -35 (chiếm tỷ lệ 10,73% dân số toàn tỉnh), điều đáng nói ở đây là không ít các bạn trẻ (đặc biệt là ở vùng sâu, xa) bước vào độ tuổi kết hôn chưa có thói quen hoặc chưa quan tâm đến các dịch vụ CSSKSS trước khi lập gia đình. Chị Lò Thị Thủy, Bí thư Đoàn TN xã Tòng Đậu (Mai Châu) cho biết: Để tuyên truyền kiến thức về CSSKSS tới ĐV-TN, thời gian qua, Huyện đoàn đã chỉ đạo đoàn cơ sở chủ động lồng ghép tuyên truyền về CSSKSS với các nội dung khác tại các buổi sinh hoạt chi đoàn như: thông tin những vấn đề thời sự về việc mất cân bằng giới tính khi sinh, hậu quả của việc tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, hôn nhân xuất phát từ tình yêu, ứng xử và giải quyết mâu thuẫn vợ chồng, lợi ích của việc CSSKSS, nhất là SKSS vị thành niên... Tuy nhiên, công tác truyền thông SKSS cho TN còn gặp những khó khăn nhất định như: địa bàn rộng, lực lượng làm công tác tuyên truyền mỏng; nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền còn hạn chế; các tài liệu tuyên truyền dân số, SKSS/KHHGĐ còn thiếu, một số tài liệu quá dài chưa phù hợp với ĐV-TN nông thôn vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số... Theo chị Đặng Thị Nga, xã Toàn Sơn (Đà Bắc), tuyên truyền về các dịch vụ CSSKSS và đưa các biện pháp tránh thai đến TN gặp nhiều khó khăn, nhận thức một bộ phận TN còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm và coi trọng sức khỏe, vẫn có ĐV-NT còn e ngại, chưa mạnh dạn trong các buổi sinh hoạt tuyên truyền về CSSKSS, sức khỏe tình dục hoặc không muốn sử dụng dịch vụ về CSSKSS nên kết quả thực hiện không cao.
Để tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng CSSKSS VTN/TN, tháng 8 vừa qua, tại tỉnh ta, BQL Dự án hỗ trợ năng lực thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (VNM8P03), T.Ư Đoàn và Quỹ Dân số LHQ phối hợp tổ chức diễn đàn sự tham gia của VTN/TN và tiếp cận dịch vụ CSSKSS/VTN/TN với sự tham gia của hơn 100 ĐV-TN đại diện cho TN công nhân, nông thôn, sinh viên, lao động phổ thông, thanh niên trong LLVT và cán bộ Đoàn đến từ các tỉnh: Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên và Hòa Bình. Tại diễn đàn, ĐV-TN đã có nhiều ý kiến thảo luận xoay quanh các vấn đề như: vai trò của thanh niên trong xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình CSSKSS VTN/TN; dịch vụ CSSKSS VTN/TN, đặc biệt là các nhóm thanh niên yếu thế; giáo dục sức khoẻ sinh sản cho VTN/TN trong và ngoài trường học là việc cần làm trong thời gian tới. Đặc biệt, diễn đàn đã dành nhiều thời gian tập trung thảo luận về những khó khăn trong công tác DS/CSSKSS nói chung, công tác CSSKSS VTN nói riêng của 4 tỉnh đối với quá trình phát triển bền vững.
Theo đồng chí Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Giám đốc Dự án VNM8P03 (Bộ Nội vụ), trong dự thảo đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên đã bổ sung thêm nội dung là các quy định về CSSKSS và sức khỏe tình dục cho VTN/TN, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Bộ Nội vụ cũng như Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tổ chức triển khai kiến thức về chương trình CSSKSS và sức khỏe tình dục cho thanh niên với hy vọng tổ chức tốt chính sách này góp phần quan trọng vào thay đổi, cải thiện được chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai vì CSSKSS là tiền đề để có chất lượng nguồn dân số và nguồn nhân lực.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Trong khoảng 2 tuần trở lại đây, bệnh đau mắt đỏ xuất hiện rải rác tại các huyện, thành phố. Đặc biệt, tại một số trường mầm non trên địa bàn TP. Hòa Bình, số ca mắc tại mỗi trường lên đến vài chục ca, cả cô và trò đều bị đau mắt.
(HBĐT) - Vừa qua, tổ chức Good Neighbors International (GNI) - Hàn Quốc đã tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho học sinh nghèo thuộc dự án của 9 trường mầm non, tiểu học và THCS tại 3 xã vùng cao: Do Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô (Tân Lạc).
(HBĐT) - Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trong 9 tháng qua, tại các huyện, thành phố có 865 đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng, cắt giảm 619 đối tượng. Tính đến tháng 9, toàn tỉnh có tổng số 17.080 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng.
(HBĐT) - Ngày 1/10, đoàn công tác Ban VHXH&DT (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VHXH&DT tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tình hình thực hiện chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc tại huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có các đồng chí là thành viên Ban VHXH&DT tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện CVĐ “Mắt sáng cho NCT” do T.Ư Hội NCT Việt Nam phát động, các cấp Hội NCT tỉnh đã tiến hành khảo sát, thống kê NCT mắc các bệnh về mắt và có nhu cầu chữa mắt.
(HBĐT) - Ngày 30/9, phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình) tổ chức buổi lễ tuyên dương “Cặp đôi ông, bà hạnh phúc từ 40 năm tuổi trở lên” năm 2013.