Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh  trao đổi nghiệp vụ trong chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân bị  khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh trao đổi nghiệp vụ trong chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân bị khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh.

(HBĐT) - Gần 30 năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, có lẽ bác sĩ chuyên khoa (CK) II, Phó Giám đốc Quách Thiên Tường là người thấy rõ nhất bước trưởng thành của đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện. Sự trưởng thành này không chỉ được thể hiện ở việc tăng về số lượng mà còn nâng cao ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

Thời gian đầu mới tách tỉnh năm 1991, cả Bệnh viện chỉ có khoảng 200 giường bệnh với trên 30 bác sĩ. Chưa bác sĩ nào có trình độ CKII, số bác sĩ CKI cũng đếm trên đầu ngón tay. Đến nay, Bệnh viện đã lớn mạnh, trở thành Bệnh viện hạng I với cơ sở vật chất khang trang và đội ngũ y, bác sĩ có trình độ tay nghề ngày càng cao. Hiện, Bệnh viện có trên 100 bác sĩ và dược sĩ ĐH, trong đó có 1 tiến sĩ, 8 bác sĩ CKII hoặc đang học CKII, 27 bác sĩ CKI. Nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến đã được các bác sĩ áp dụng hiệu quả trong khám và điều trị cho bệnh nhân. Các loại bệnh nặng trước đây phải chuyển lên tuyến T.Ư như: điều trị bệnh nhân ung thư, mổ sọ não, cột sống, chạy thận nhân tạo, lọc máu, trẻ sinh non nhẹ cân, vỡ tim, gan... nay có thể thực hiện ngay tại Bệnh viện. Qua đó giảm chuyển tuyến, giảm chi phí cho bệnh nhân và tạo được niềm tin trong nhân dân các dân tộc trong tỉnh. 

 

Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu cũng là điểm sáng trong việc nâng tầm nghiệp vụ “chiến sĩ áo trắng”. Bệnh viện đã tự bỏ kinh phí cử cán bộ đi học nâng cao trình độ; phối hợp với các bệnh viện đầu ngành thực hiện chuyển giao các gói kỹ thuật y tế; thực hiện hiệu quả Đề án 1816 của Bộ Y tế. Mới đây, Bệnh viện đã ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật gói dịch vụ y tế với Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Theo đó, Bệnh viện Việt Đức sẽ chuyển giao các kỹ thuật: mổ nội soi u phì đại tiền liệt tuyến, gây mê tĩnh mạch theo nồng độ đích bằng propofol; cầm máu trong chảy máu dạ dày. Việc chuyển giao thêm 3 gói dịch vụ y tế từ Bệnh viện Việt Đức sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm chuyển tuyến, xây dựng lộ trình Bệnh viện trở thành Bệnh viện vệ tinh. Mỗi năm, Bệnh viện khám cho trên 40.000 lượt người; thực hiện khoảng trên 1.300 ca mổ. Nhiều ca bệnh khó, hiểm nghèo đã được tập thể y, bác sĩ xử lý kịp thời, đem lại sự sống cho người bệnh.

 

Có thể thấy rằng, đội ngũ trí thức y tế tỉnh ta đã có bước tiến đáng kể. Năm 1991, ở tuyến tỉnh mới có 88 bác sĩ, 13 dược sĩ, tuyến huyện có 75 bác sĩ, chưa có dược sĩ; tuyến xã không có bác sĩ, dược sĩ, chỉ có 634 người sơ học. Trước những cái thiếu đó, tỉnh và ngành đã có nhiều giải pháp để nâng cao về số lượng và chất lượng đội ngũ. Trong đó, phải kể đến Chương trình hành động số 16 của Tỉnh ủy về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH”; Đề án 151 về “Đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2010 - 2020”. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án KICH, hàng trăm cán bộ đã được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên khoa định hướng, chuyên khoa sơ bộ do T.Ư và tỉnh tổ chức. Ngành cũng đã khuyến khích đội ngũ trí thức tham gia nghiên cứu khoa học ứng dụng vào chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Thực hiện tốt Đề án 1816 về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới. Hiện nay, toàn ngành có trên 2.000 cán bộ, trong đó, 7 bác sĩ CKII, 113 bác sĩ CKI, 26 thạc sĩ y, 307 bác sĩ, 8 CKI và thạc sĩ dược, 26 dược sĩ ĐH. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 126/210 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ. Đội ngũ cơ bản đủ năng lực, trình độ tiếp cận với những thành tựu mới của nền y học hiện đại trong nước, quốc tế; từng bước đáp ứng sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân. Dịch vụ kỹ thuật y tế của tỉnh đáp ứng từ 80 - 90% phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Nhiều bệnh viện tuyến huyện có thể làm được các thủ thuật của bệnh viện tuyến tỉnh. Bệnh viện tuyến tỉnh có thể thực hiện được những thủ thuật của bệnh viện tuyến T.Ư. Tất cả các bệnh viện đều thực hiện phẫu thuật thuộc lĩnh vực sản khoa, ngoại khoa.

 

Tuy nhiên, tỉnh ta hiện vẫn đang thiếu đội ngũ bác sĩ có trình độ từ ĐH trở lên. Các giải pháp đã được đưa ra, trong đó, vào cuối tháng 10,  Sở Y tế sẽ phối hợp mở lớp đào tạo bác sĩ CKII ngay tại tỉnh cho khoảng 25 cán bộ.

 

 

 

                                                                        Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Từ nguồn hỗ trợ của tỉnh, triển khai tiêm vắc xin phòng cúm A/H5N1 tại các xã vùng dịch trọng điểm huyện Lương Sơn.
Đoàn tiến hành lấy máu của đối tượng 15 – 19 tuổi tại xã Đú Sáng – Kim Bôi.
Không có hình ảnh

9 tháng có trên 4,5 vạn lượt người áp dụng các biện pháp tránh thai

(HBĐT) - Theo thống kê của Chi cục DS/KHHGĐ, toàn tỉnh hiện có 241.446 phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng, 9 tháng qua, ước có 45.310 lượt người áp các biện pháp tránh thai, đạt 89% kế hoạch năm 2013.

Phát triển nền đông y trong tình hình mới

(HBĐT) - Tỉnh ta có trên 2.000 ha rừng với hệ thực vật phong phú, nhiều loại cây có thể chữa bệnh, trong đó có những loại là vị thuốc hỗ trợ chữa các bệnh nan y, hiểm nghèo. Từ thực tiễn cuộc sống, nhân dân trong tỉnh đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong sử dụng các vị thuốc, bài thuốc từ cây, cỏ để chữa bệnh. Nhiều bài thuốc đã được lưu truyền trong gia đình, cộng đồng từ đời này sang đời khác, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

TP. Hòa Bình tích cực tuyên truyền, vận động người lao động Hàn Quốc về nước đúng thời hạn

(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình, tính đến hết 6 tháng, toàn thành phố có 102 lao động Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Trong đó 17 lao động đã về nước, 32 lao động sắp về nước, 29 lao động chưa về nước và 24 lao động chưa tìm thấy địa chỉ.

Một nửa chặng đường thành công của Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010 - 2015

(HBĐT) - Mới đây chương trình diễn đàn giao lưu “Đạo đức - lối sống - CSSKSS vị thành niên” của Hội LHPN tỉnh phối hợp với các ngành thành viên BCĐ thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010 - 2015 được tổ chức tại xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) - đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh tổ chức diễn đàn giao lưu và thực hiện Đề án đã thu hút trên 200 hội viên PN của xã Thống Nhất và lực lượng thanh, thiếu niên các xã, phường lân cận tham gia đêm giao lưu đông kín cả sân UBND xã Thống Nhất.

Agribank Hòa Bình: Tặng sổ tiết kiệm 9 triệu đồng cho 3 nữ cựu TNXP

(HBĐT) - Ngày 18/10, Ngân hàng Agribank Hòa Bình đã phối hợp với Hội cựu Thanh niên Xung phong, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hòa Bình tổ chức trao tặng trực tiếp sổ tiết kiệm cho 3 nữ cựu TNXP có hoàn có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Tổng số tiền trao tặng các cựu nữ TNXP 9 triệu đồng, được trích từ quỹ phúc lợi của Agribank Hòa Bình.

Đà Bắc: Trên 100 người được lấy máu xét nghiệm về bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Ngày 17/10, Chi cục DS/KHHGĐ phối hợp với trung tâm DS/KHHGĐ huyện Đà Bắc tổ chức khám, xét nghiệm máu và tư vấn về bệnh tan máu bẩm sinh (thallasemia) cho đối tượng nam, nữ từ 15 – 19 tuổi tại 3 xã Cao Sơn, Tân Pheo và Đồng Chum.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục