Phòng khám đa khoa Sepentrung Tây Bắc (TPHB) thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hành nghề y dược tư nhân.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 100 cơ sở hành nghề y, 342 cơ sở hành nghề dược tư nhân. Trong đó có 15 công ty dược, 30 nhà thuốc, 200 quầy thuốc, 97 đại lý bán lẻ thuốc. Để hoạt động y dược ngoài công lập đi vào nề nếp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, Sở Y tế đã tích cực triển khai cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động KCB cho các cơ sở.
Tính đến hết tháng 10 đã cấp chứng chỉ hành nghề cho 177 người, cấp giấy phép hoạt động cho 89 cơ sở. 14 loại hình hoạt động KCB đã được cấp phép gồm: 5 phòng khám đa khoa, 14 phòng khám nội khoa, 12 phòng khám phụ sản, 11 phòng khám răng - hàm - mặt, 3 phòng khám nhi, 1 phòng khám tai - mũi - họng, 2 phòng khám da liễu, 3 phòng chẩn đoán hình ảnh, 21 phòng chẩn trị YHCT, 11 cơ sở chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền, 3 cơ sở dịch vụ làm răng giả, 1 cơ sở dịch vụ y tế, 1 cơ sở dịch vụ kính thuốc và 1 cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện. Hoạt động cấp giấy chứng nhận thực hành tốt đối với các cơ sở hành nghề dược cũng được đẩy mạnh và có 13/15 công ty đạt tiêu chuẩn GDP (2 doanh nghiệp chưa đạt là doanh nghiệp kinh doanh thuốc YHCT), 28 nhà thuốc đạt GPP, 134 quầy thuốc GPP.
Đồng chí Lê Thị Thanh Hòa, Trưởng phòng Quản lý hành nghề YDTN (Sở Y tế) cho biết: Trên địa bàn tỉnh, số cơ sở KCB chủ yếu là phòng khám chuyên khoa và phòng chẩn trị YHCT, không có bệnh viện tư nhân, phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ người nước ngoài hoạt động KCB. Hệ thống YDTN những năm gần đây đã phát triển cả số lượng và chất lượng, góp phần chăm sóc sức khoẻ nhân nhân, giảm tải cho các bệnh viện công lập. ưu điểm của hệ thống này là người bệnh không phải đợi lâu, thái độ phục vụ niềm nở, nhiều cơ sở trang bị các máy móc hiện đại. Tuy nhiên, hệ thống này cũng bộc lộ những hạn chế, vi phạm cần phải chấn chỉnh. Hàng năm, Thanh tra Sở phối hợp với phòng kiểm tra được khoảng 80% số cơ sở. Trong đó, số cơ sở vi phạm chiếm khoảng 25- 30%. Các lỗi chủ yếu là chưa thực hiện đầy đủ các quy định chuyên môn như: cập nhật, ghi chép sổ sách, niêm yết giá thuốc chưa đầy đủ, sắp xếp thuốc vẫn còn nhầm lẫn; vệ sinh cơ sở chưa được sạch sẽ. Một số cơ sở KCB hoạt động trái phép, nhất là lĩnh vực KCB về răng - hàm - mặt và dịch vụ làm răng giả. Các cơ sở này đã bị Sở Y tế xử phạt và thông báo cho chính quyền địa phương yêu cầu hạ biển, đóng cửa, dừng hoạt động nhưng vẫn chưa thực hiện nghiêm túc. Có cơ sở vừa thực hiện khám bệnh, vừa bán thuốc. Điển hình như trường hợp của ông Đại ở tổ 1A, phường Tân Thịnh (TPHB) chuyên khám cho bệnh nhi, cơ sở làm dịch vụ răng giả ở khu vực trường Cao đẳng nghề Sông Đà (TPHB) hay Phòng khám đa khoa 16A ở Lương Sơn... đều chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động. Về hành nghề dược còn hiện tượng một số cơ sở mang thuốc đi chợ bán tại các huyện như Kim Bôi, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu; tích trữ thuốc quá hạn... Người bán chạy theo lợi nhuận, trong khi đó nhận thức, hiểu biết của không ít người dân chưa đầy đủ. Khi ốm đau không đi khám để tìm bệnh mà dùng đơn thuốc của người khác hoặc tự ra hiệu thuốc, điểm bán thuốc ở chợ phiên kể bệnh rồi mua thuốc uống.
Để chấn chỉnh và đưa hoạt động YDTN đi vào nề nếp, theo Giám đốc Sở Y tế Trần Quang Khánh cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu rõ và có sự lựa chọn cơ sở KCB hợp pháp, đúng chuyên khoa khi đi khám. Công khai danh sách các cơ sở KCB đã được cấp phép hoạt động kèm theo danh sách người hành nghề được Sở Y tế phê duyệt đăng ký trên website soyte.hoabinh.gov.vn. Tăng cường hậu kiểm sau cấp phép, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm. Nâng cao vai trò của phòng y tế và chính quyền địa phương trong việc quản lý, giám sát các hoạt động hành nghề y dược tư nhân. Tập huấn các quy định của pháp luật cho những người hoạt động trong lĩnh vực này. Đặc biệt là nâng cao y đức trong hành nghề.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Từ ngày 11 – 15/11, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP thành phố Hòa Bình gồm các lực lượng Y tế, Công an, QLTT đã triển khai kế hoạch thanh, kiểm tra hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ rượu, bia, nước giải khát trên địa bàn.
(HBĐT) - Sau 5 tháng ngừng sử dụng vacxin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đầu tháng 11 vừa qua tỉnh ta đã triển khai tiêm ngừa trở lại vacxin Quinvaxem do Hàn Quốc sản xuất. Đây là vacxin 5 trong 1 tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.
(HBĐT) - Từ nguồn vắc xin Trung ương hỗ trợ, 3 địa bàn trọng điểm nguy cơ cao bùng phát và lây lan dịch cúm A/H5N1, gồm huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình vừa tổ chức đợt tiêm vắc xin cúm gia cầm. Với tổng số 1 triệu liều, phân bổ cho huyện Lương Sơn 700.000 liều, Kỳ Sơn 90.000 liều và thành phố Hòa Bình 210.000 liều.
(HBĐT) - Sáng nay 11-11, tại Hải Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cùng Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương đã họp với lãnh đạo và các ngành chức năng của TP Hải Phòng đánh giá bước đầu công tác phòng, chống bão số 14, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và những giải pháp ứng phó với hoàn lưu sau bão.
(HBĐT) - Liên tục 15 năm (từ năm 1997 - 2013), xóm Giếng II, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên và đơn vị dẫn đầu toàn xã về thực hiện các mục tiêu DS/KHHGĐ. Ông Nguyễn Quốc Phùng, Bí thư chi bộ xóm Giếng II cho biết: Có được kết quả đó là nhờ vào hoạt động tích cực, hiệu quả của CLB không sinh con thứ 3. Từ thực hiện tốt chính sách dân số, đời sống kinh tế của người dân ngày càng nâng cao, hiện nay, toàn xóm có 97% hộ gia đình có nhà kiên cố và bán kiến cố, 98% hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh, 100% hộ có phương tiện nghe nhìn và xe máy... Xóm Giếng II được công nhận làng văn hoá 5 năm liên tục (2008 2012).
(HBĐT) - Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lương Sơn vừa tổ chức triển khai mô hình xã giảm nhanh số người sinh con thứ 3 trở lên tại Thanh Lương. Dự hội nghị có các đồng chí là lãnh đạo xã, Ban DS xã, trưởng xóm, Bí thư chi bộ, CTV dân số và đông đảo nhân dân.