Cán bộ y tế phường Hữu Nghị (TPHB) tiêm vacxin Quinvaxem cho trẻ trong đợt tiêm ngừa trở lại ngày 5/11.
(HBĐT) - Sau 5 tháng ngừng sử dụng vacxin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đầu tháng 11 vừa qua tỉnh ta đã triển khai tiêm ngừa trở lại vacxin Quinvaxem do Hàn Quốc sản xuất. Đây là vacxin 5 trong 1 tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.
Vacxin Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt
Theo số liệu thống kê của Trung tâm YTDP tỉnh, đợt tiêm lần này có khoảng trên 11.800 trẻ tiêm, kết quả có 6.831 trẻ tiêm, đạt tỷ lệ 57,6%. Trong đó, mũi 1 có trên 3.900 trẻ, mũi 2 có trên 1.000 trẻ, mũi 3 có trên 1.300 trẻ. Hầu hết các huyện có tỷ lệ trẻ đi tiêm đạt trên 50% như: Lạc Thủy 71,1%, Kim Bôi 67,5%, Yên Thủy 65,4%, Lương Sơn, Lạc Sơn cùng đạt 61,8%... Có 2 đơn vị đạt dưới 50% là Mai Châu 45,5%, TP Hòa Bình 36,1%. Đồng chí Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Để chuẩn bị cho đợt tiêm ngừa trở lại, Trung tâm YTDP tỉnh đã chỉ đạo trạm y tế xã tiến hành rà soát lại đối tượng tiêm vacxin Quinvaxem, xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp thực hiện tiêm chủng khi sử dụng lại vacxin Quinvaxem. Chuẩn bị đầy đủ bàn tiêm, bàn khám phân loại, ghế ngồi chờ cho đối tượng đến tiêm tại các điểm tiêm chủng. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng về kỹ năng khám sàng lọc, phân loại thực hành tiêm chủng, an toàn tiêm chủng, bảo quản vacxin, giám sát phản ứng sau tiêm chủng… Việc bảo quản vacxin theo hệ thống dây chuyền lạnh đảm bảo an toàn chất lượng vacxin.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 210 điểm tiêm chủng mở rộng tại xã, phường, thị trấn, ngoài ra còn các điểm tiêm tại Trung tâm YTDP, Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực. Nhìn chung các điểm tiêm chủng mở rộng đáp ứng được yêu cầu. Theo quy định của Bộ Y tế không bố trí quá 50 đối tượng trong một buổi tiêm chủng, ở các điểm tiêm có đông đối tượng tiêm được tổ chức thành 3 – 4 buổi tiêm. Tuy nhiên, qua kết quả tiêm cho thấy, tỷ lệ trẻ đi tiêm ngừa trở lại vacxin Quinvaxem còn thấp, trong đó có 18 trường hợp phản ứng sau tiêm, 1 trường hợp phải đưa vào bệnh viện. Trong những tháng đầu năm nay, trước thời điểm tạm ngừng tiêm vacxin Quinvaxem, toàn tỉnh có 8 trường hợp có phản ứng phụ phải đưa vào bệnh viện với những biểu hiện như: sốt cao, tím tái, co giật, khó thở, nổi mề đay, phát ban… Theo đồng chí Mai Đức Sỡi, tỷ lệ trẻ đi tiêm ngừa trở lại chưa cao có nhiều lý do, một phần do các bà mẹ còn e ngại sau thông tin về các trường hợp phản ứng phụ sau tiêm chủng, ngoài ra, một số trường hợp cho con đi tiêm dịch vụ.
Qua tìm hiểu cho thấy, thực tế không ít bà mẹ còn lo lắng trước việc cho con tiêm ngừa trở lại vacxin Quinvaxem 5 trong 1, có tâm lý chung là tiêm cũng sợ mà không tiêm cũng sợ. Nhiều người đưa con đến tiêm đề nghị được cán bộ y tế tư vấn kỹ trước khi tiêm cho trẻ. Những bà mẹ chọn giải pháp cho con đi tiêm dịch vụ có cách lý giải riêng. Chị Nguyễn Thị Hoa, phường Đồng Tiến cho biết: Qua nghe thông tin về việc tiêm vacxin gây phản ứng phụ cho trẻ, nhất là trường hợp 32 bé ở Tiền Giang sau khi tiêm vacxin Quinvaxem trở lại phải nhập viện hồi cuối tháng 10 vừa qua, tôi đã quyết định cho con đi tiêm dịch vụ. Tuy tiêm dịch vụ tốn kém hơn nhưng vì sự an toàn và sức khỏe của con có tốn tiền cũng không tiếc.
Đồng chí Mai Đức Sỡi cho biết thêm: Hiện việc thống kê trẻ tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện được cũng là một khó khăn để đánh giá tỷ lệ trẻ có tiêm chủng. Việc cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng hay tiêm chủng dịch vụ là quyền lựa chọn của mỗi gia đình. Sau khi tiêm chủng xảy ra các phản ứng nhẹ như sốt, quấy khóc… là những phản ứng bình thường. Đối với vacxin Quinvaxem, các phản ứng xảy ra do vacxin chứa thành phần ho gà toàn tế bào. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ phản ứng sau khi dùng vắcxin chứa thành phần ho gà toàn tế bào có thể là trên 10%, thậm chí lên 50% các trường hợp sau tiêm. Trong thời gian tới, ngành tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm, tích cực vận động bà mẹ cho con đi tiêm chủng, đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ.
Hà Thu
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch số 209 ngày 18/3/2013 của Ban chỉ đạo công tác DS/KHHGĐ tỉnh lập kế hoạch chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn, huyện Lạc Thuỷ tổ chức chiến dịch đợt 2 tại 12 xã, thị trấn.
(HBĐT) - Với mục tiêu huy động các cấp, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền vận động và cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại các vùng đông dân có mức sinh cao và vùng khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng CSSKSS/ KHHGĐ. Ngay sau khi nhận được kế hoạch triển khai chiến dịch của Chi cục DS/KHHGĐ, Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban điều hành chiến dịch, gửi văn bản hướng dẫn đến Ban tổ chức chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ các xã thực hiện - bà Nguyễn Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm DS/ KHHGĐ huyện Cao Phong cho biết.
(HBĐT) - Vào 20 giờ 10 phút, ngày 8/11, nhận được nguồn tin của nhân dân, tại khu vực phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình), tổ công tác gồm các lực lượng Đội chống buôn lậu – Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46 - Công an tỉnh), Cảnh sát 113, Đội QLTT cơ động số 8 (Chi cục QLTT) đã yêu cầu dừng khám, kiểm tra đối với xe tải BKS 33H 72 – 09 do Nguyễn Quang Dũng, thường trú tại xóm Minh Khai, xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội), lái xe kiêm chủ hàng.
(HBĐT) - Trong 5 ngày, từ 4 - 8/11, thực hiện chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Chi hội Phụ nữ các xóm thuộc các xã tham gia Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 (2010 - 2015), Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Lạc Sơn đã tổ chức lớp tập huấn kỹ năng phòng - chống dịch bệnh, chăm sóc gia súc, gia cầm, hoa màu cho gần 30 cán bộ là Chi hội trưởng Phụ nữ các xóm thuộc các xã: Ngọc Lâu, Ngọc Sơn và Hương Nhượng.
(HBĐT) - Thực hiện mô hình “Nồi cháo chia sẻ” do Hội Chữ thập đỏ TP. Hoà Bình, Chùa Hoà Bình Phật Quang phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức, nguồn quỹ do các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có lòng hảo tâm ủng hộ. Trong tháng 10 vừa qua, mô hình đã cấp phát 277 suất cháo, 395 suất cơm cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, bệnh hiểm nghèo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh với trị giá trên 8,6 triệu đồng.
(HBĐT) - Huyện có tổng số 26 cơ sở hội CTĐ, 298 chi hội với 9.552 hội viên, trên 1.000 thanh, thiếu niên, tình nguyện viên xung kích và 320 hội viên tán trợ. Bằng nhiều nội dung, phương thức hoạt động đa dạng, phong phú, phong trào CTĐ của huyện ngày càng phát triển rộng khắp, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong huyện; tham gia giúp đỡ được hàng nghìn hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, đặc biệt khó khăn ổn định đời sống, vươn lên hoà nhập cộng đồng.