Một buổi sinh hoạt tại Hội PN huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Mỗi khi bị chồng bạo hành, họ nghĩ và đến ngay nhà chi hội trưởng phụ nữ, công an viên hoặc trưởng xóm để “lánh nạn”. Đây là địa chỉ tin cậy, an toàn nhất cho những phụ nữ không may bị bạo hành ở huyện Cao Phong. Mô hình này đã và đang được chi hội phụ nữ các xóm triển khai tốt và từng bước nhân rộng ra toàn huyện.
Địa chỉ tin cậy
Sau khi lấy nhau vài năm, anh Hải - chồng chị Bùi Thị Hòa, xóm Dọi 3, xã Xuân Phong (Cao Phong) bỗng thay đổi tính nết. Anh ít đi làm, thường xuyên uống rượu. Mỗi lần rượu say về là đánh vợ, chửi con. Có nhiều hôm chị bị anh đánh thâm tím mặt mày. Nhưng lần như thế, hàng xóm sang can ngăn nhưng không được, có lần anh đi dự đám hiếu, vốn đã ngà say lại bị bạn bè kích đểu nên về đánh vợ rồi đuổi chị ra khỏi nhà giữa đêm khuya, chị Hòa chẳng biết đi đâu. Biết chuyện, chị Bùi Thị Muộn, chi hội trưởng phụ nữ xóm đã đến đón chị về nhà mình tạm thời lánh nạn. Suốt mấy ngày, chị Hòa ở nhờ nhà chị Muộn, anh Hải lại đến nhà gây sự đòi đuổi chị Hòa. Chị Muộn đã nhẹ nhàng khuyên bảo anh Hải làm như vậy là không tốt và phạm luật. Lần đầu anh Hải còn chửi rủa chị Muộn thậm tệ, hôm sau, anh lại đến, chị Muộn kiên trì vận động anh Hải thay đổi thái độ ứng xử với vợ. Chị Muộn còn kiên trì đến tận nhà anh Hải để khuyên bảo, lúc tỉnh rượu, anh cũng dần hiểu ra lỗi lầm của mình. Sau mấy hôm lánh nạn an toàn ở nhà chị Muộn, anh Hải đã đến nhà chị Muộn đón vợ về. Anh tỏ ra ăn năn, hứa sẽ không đánh vợ nữa trước sự chứng kiến đông đảo bà con trong xóm. Chị Hòa cho biết: Bây giờ chồng mình biết điều rồi, chịu khó làm ăn, ít uống rượu sợ bạn bè chê cười.
Trước đó, ở xóm này cũng mấy trường hợp bị chồng bạo hành đã tìm đến nhà chị Muộn như một địa chỉ an toàn. Ai đến cũng được anh chị lo ăn, ở đến nơi, đến chốn. Không những vậy, chị Muộn còn là tuyên truyền viên để hàn gắn giữa họ với gia đình. “Mình nhẹ nhàng nói chuyện với họ rồi đưa ra lời khuyên hợp lý là họ dần hiểu ra việc làm sai trái của mình. Nhờ tuyên truyền tốt nên hơn 1 năm nay, gia đình tôi không phải đón thêm phụ nữ nào bị bạo hành đến nhà tá túc nữa”, chị Muộn cho biết.
Nhân rộng ra toàn huyện
Từ cách làm đầy chất nhân văn của gia đình chị Muộn, Hội phụ nữ huyện Cao Phong đã vận động các xóm chọn lấy một địa chỉ tin cậy để chị em trú ẩn khi bị bạo hành. Xóm chọn nhà công an viên, xóm chọn nhà trưởng bản, xóm chọn nhà chi hội trưởng phụ nữ... Tất cả những địa chỉ tin cậy đó đều sẵn sàng mở rộng cửa đón chị em không may bị chồng bạo hành.
Theo chị Bùi Thị Toàn, Phó Chủ tịch Hội PN huyện Cao Phong, đến nay đã có 80/124 xóm của huyện đã thành lập được địa chỉ tin cậy. Ở các xã vùng cao thường có nhiều trường hợp bị bạo hành, bước đầu cũng đã huy động được các cá nhân và đoàn thể tham gia. Chị Toàn cho biết: Đây là mô hình hay, chúng tôi đang tích cực vận động các chi hội xây dựng địa chỉ tin cậy. Nơi nào làm được việc này là các hội viên có nơi trú ẩn an toàn khi gia đình chẳng may xảy ra chuyện.
Việt Lâm
(HBĐT) - Tại diễn đàn sự tham gia của VTN/TN và tiếp cận dịch vụ CSSKSS VTN/TN được tổ chức tại tỉnh ta vừa qua, nhiều số liệu khi được các chuyên gia cung cấp đã khiến không ít người phải đặt ra câu hỏi: Nếu không chú trọng ngay đến vấn đề giáo dục giới tính, chất lượng dân số trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 51 cơ sở chăn nuôi tập trung theo hình thức nuôi gia công cho các DN của nước ngoài như: Công ty CP Việt Nam, Công ty Japfacomfeed, Công ty Dabaco và một số cơ sở chăn nuôi theo hình thức cổ phần.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Xâm, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) hỏi: Tôi và một số NCT đang hưởng lương hưu hàng tháng (cán bộ hưu cấp xã) đã đủ 80 tuổi có được kê khai làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 13 ngày 27/2/2010 của Chính phủ hay không? Nếu không được thì vì sao?
(HBĐT) - Theo kết quả điều tra, rà soát mới đây, toàn tỉnh có 13.500 người khuyết tật, trong đó có 4.515 người bị khuyết tật vận động.
(HBĐT) - Trên trang nhất Báo Hòa Bình chủ nhật số 3927, ra ngày 3/11/2013 đăng bài “Ba liệt sỹ người Hòa Bình hy sinh tại Nhà tù Phú Quốc” của tôi (Lê Va), theo đó có ảnh đen trắng cũ mờ ghi tên liệt sỹ Bùi V Cam. Mục đích bài viết hy vọng nhận được thông tin từ nhân thân của các liệt sỹ người Hòa Bình. Trong khi tại khu Di tích nhà tù Phú Quốc chỉ ghi các liệt sỹ là người Hòa Bình chứ không thấy ghi ở xã, huyện nào.
(HBĐT) - Hội đồng Đội huyện Tân Lạc vừa tổ chức lễ bàn giao nhà Khăn quàng đỏ cho gia đình em Bùi Thị Anh – học sinh lớp 5B, trường tiểu học xã Tuân Lộ (Tân Lạc).