Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Kỳ Sơn nghiên cứu tài liệu, trao đổi về truyền thông GDSK cộng đồng.

Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Kỳ Sơn nghiên cứu tài liệu, trao đổi về truyền thông GDSK cộng đồng.

(HBĐT) - Để từng bước nâng cao chất lượng dân số, mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalasemia (hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh) đã được xây dựng và triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, tại huyện Kỳ Sơn, 10 xã, thị trấn đã thực hiện có hiệu quả, toàn diện từ tuyên truyền giáo dục sức khoẻ ở cộng đồng, sàng lọc người mang gen ẩn bệnh, xét nghiệm, tư vấn trước hôn nhân.

 

Huyện Kỳ Sơn được triển khai thực hiện mô hình từ năm 2011 tại các xã Dân Hoà, Phúc Tiến và Yên Quang với việc xây dựng 9 CLB tiền hôn nhân điểm (3 CLB/xã). Trong năm đầu tiên, mô hình tập trung vào truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đăng tải các phóng sự từ Đài TT-TH huyện, hệ thống loa đài địa phương, tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp, giao ban. Để nhân dân có nhận thức đầy đủ về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng bệnh tan máu bẩm sinh, các xã đã thường xuyên lồng ghép truyền thông bằng hình thức sân khấu hoá tại các buổi giao lưu VH-VN, hội diễn nghệ thuật của xã, xóm... Đồng thời, hình thức tư vấn trực tiếp cho người dân được đẩy mạnh. Tham gia CLB tiền hôn nhân các thành viên ngoài được tìm hiểu bệnh từ tài liệu, sách, báo còn được tư vấn, giải đáp những kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh. Từ đó, nam nữ thanh niên trước khi quyết định lấy nhau sẽ nhận thức được tầm quan trọng của xét nghiệm máu phát hiện gen ẩn bệnh để có những đứa con khoẻ mạnh. 

 

Năm 2012, mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh được nhân rộng trên toàn huyện, 100% xã, thị trấn xây dựng được CLB tiền hôn nhân, trung bình mỗi đơn vị thành lập 3 CLB. Theo đồng chí Nguyễn Thị Thoa, Phó Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Kỳ Sơn, trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, công tác truyền thông, giáo dục luôn được chú trọng, nhờ đó đã loại bỏ bệnh mới, nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế nên tư vấn vận động lấy máu xét nghiệm cho bà mẹ mang thai còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó, cán bộ chuyên trách dân số cùng CTV đến nhà tuyên truyền, cấp phát tài liệu, tờ rơi..., đồng thời, vận động thanh niên chưa kết hôn tích cực tham gia sinh hoạt CLB tiền hôn nhân.

 

30 CLB tiền hôn nhân được thành lập đi vào hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Khi là thành viên CLB, ĐV-TN được truyền thông giáo dục thường xuyên. Bên cạnh đó, những địa bàn không được thành lập CLB, Trung tâm DS/KHHGĐ thường xuyên tuyên truyền thông qua hệ thống loa đài của xóm, lồng ghép vào các cuộc hộp của hội, đoàn thể. 

 

Trong năm 2012, huyện đã tổ chức tuyên truyền, vận động và lấy được 242 mẫu máu của bà mẹ mang thai tại 9 xã, thị trấn. Sau khi được xét nghiệm tại Bệnh viện nhi T.Ư đã phát hiện 31 trường hợp mang gen ẩn bệnh, chiếm 13,4%. Các trường hợp mang gen bệnh, Trung tâm tiếp tục tư vấn và lấy máu xét nghiệm cho các ông chồng. Nếu người chồng mang gen ẩn bệnh sẽ tiếp tục tư vấn vận động các bà mẹ mang thai xét nghiệm thai nhi để có quyết định đúng đắn. Trong tháng 8 và 9/2013, huyện đã lấy máu xét nghiệm cho gần 200 bà mẹ mang thai. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai lấy máu xét nghiệm cho các bà mẹ mang thai còn lại trên toàn địa bàn. Song song với xét nghiệm cho các bà mẹ mang thai, huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm cho 525 học sinh trường THPT Kỳ Sơn A, kết quả có 63 trường hợp mang gen ẩn bệnh, chiếm 12%. Theo kết quả tổng hợp, phần lớn trường hợp mắc bệnh là người dân tộc Mường và đang sinh sống tại các vùng nông thôn, trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều ở các xã Yên Quang, Dân Hoà và Dân Hạ.

 

 

                                                                                           H.N

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục