Đồng chí Bùi văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh ta.

Đồng chí Bùi văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh ta.

(HBĐT) - Ngày 27/2, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác y tế năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh ta.

 

Năm 2013, ngành Y tế tiếp tục hoàn thành 2 chỉ tiêu Quốc hội giao: số giường bệnh /vạn dân đạt 22,3; giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 16%, đạt 15,6%. Về cơ bản, ngành hoàn thành 18/18 chỉ tiêu Chính phủ giao. Việt Nam được Liên hiệp quốc đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế, gồm: vệ sinh môi trường, giảm suy dinh dưỡng trẻ em, giảm tử vong mẹ, phòng-chống HIV/AIDS, sốt rét, các bệnh dịch lây khác. Các chỉ tiêu số lần khám bệnh, số người điều trị nội trú, ngoại trú, phẫu thuật, thủ thuật đều tăng. Nhiều kỹ thuật KCB mới được nghiên cứu, ứng dụng thành công. Ngành đã tập trung nhiều giải pháp để chống quá tải bệnh viện, giảm dần tình trạng nằm ghép. Kiểm soát tốt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thương hàn, than, viêm não vi rút... Triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống cúm A/H7N9, không để xâm nhập vào nước ta. 100% trẻ dưới 6 tuổi được KCB miễn phí; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 70%. Y tế cơ sở phát triển rộng khắp, 98,9% xã, phường, thị trấn có nhà trạm. Thực hiện đơn giản hóa TTHC với 205/225 thủ tục được đơn giản. Quy trình thu viện phí và thanh toán BHYT giảm từ 6 còn 4 chữ ký; giảm từ 12-14 bước trong quy trình khám bệnh xuống còn 4 – 7 bước, trung bình giảm 40 phút/lượt khám. Tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quy tắc ứng xử ngành Y tế. Đặc biệt, ngành đã triển khai hiệu quả đường dây nóng tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của nhân dân về chất lượng KCB. Chỉ trong 2 tháng triển khai đã nhận được gần 4.000 cuộc gọi, qua đó đã giải quyết và xử lý kịp thời các bức xúc của nhân dân.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành đã chỉ ra 10 tồn tại, khó khăn thách thức và đưa ra 5 giải pháp cùng các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014 thuộc 6 lĩnh vực: QLNN về y tế; cung ứng dịch vụ; đào tạo, phát triển nhân lực; dược, trang thiết bị, CSHT; tài chính; thông tin y tế. Trong đó, tập trung vào công tác xây dựng văn bản pháp quy, các đề án; tăng cường thanh-kiểm tra. Đẩy mạnh CCHC và đổi mới tổ chức bộ máy. Chủ động cung cấp các thông tin về chăm sóc sức khỏe, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ T.Ư đến địa phương. Triển khai phòng, chống dịch bệnh chủ động. Thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm mức sinh thấp, giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Từng bước củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tăng cường quản lý hành nghề y dược tư nhân. Đẩy mạnh truyền thông GDSK; thực hiện pháp luật về VSATTP. Thực hiện các biện pháp giảm tải bệnh viện và nâng cao chất lượng KCB; nâng cấp các bệnh viện, cơ sở KCB, cơ sở đào tạo nhân lực y tế. Bảo đảm đủ thuốc thiết yếu, bình ổn giá thuốc. Đặc biệt, xây dựng quy tắc dân chủ, đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cá nhân không còn xứng đáng.  

 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam biểu dương những kết quả ngành Y tế đạt được; các tấm gương bác sĩ hết lòng vì người bệnh. Đồng chí đề nghị, trong năm 2014, ngành tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng KCB. Tăng cường áp dụng khoa học, ứng dụng CNTT trong KCB, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và hội nhập. Công khai, minh bạch các quy định, quy chuẩn của ngành để các đơn vị thi đua, nhân dân giám sát. Sử dụng hiệu quả các giường bệnh hiện có; triển khai các biện pháp giảm quá tải bệnh viện. Đoàn kết, siết chặt kỷ cương trong toàn ngành, đảm bảo công bằng về tài chính giữa các khối. Tăng nguồn nhân lực y tế cả số lượng, chất lượng. Nâng cao y đức, tích cực học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ về ngành Y.

 

Tại hội nghị, 13 đơn vị thuộc ngành được nhận cờ thi đua của Chính phủ; 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc. Bộ Y tế đã phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2014.

 

 

                                                                       Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục