Chi phí điều trị cho bệnh nhân ngộ độc nấm rất cao.

Chi phí điều trị cho bệnh nhân ngộ độc nấm rất cao.

Chi phí điều trị cho bệnh nhân ngộ độc tính đến ngày 17.3 là 1.600 triệu đồng. Chiều 17/3/2014, PGS –TS Phạm Duệ Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngộ độc nấm nếu không được cấp cứu kịp thời tử vong rất cao thường là đến hơn 80%. Bên cạnh đó chi phí điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc nấm cũng rất tốn kém. Theo ông Duệ, vụ 5 bệnh nhân ngộ độc nấm ở huyện Võ Nhai, Thái Nguyên tính đến ngày 17/3 cho phí điều trị lên đến 1,6 tỷ đồng, may mắn là BHYT thanh toán đến 90% nhưng đối với những bệnh nhân nghèo số tiền chi phí điều trị còn lại cũng là quá lớn so với thu nhập của họ.

 

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, thời tiết miền Bắc luôn ở mức ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm rừng phát triển. Người dân theo thói quen thường vào rừng hái nấm về ăn trong khi kiến thức về nấm có thể ăn được lại không có nên hậu quả đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc nấm thương tâm. Ông Phạm Duệ đưa ra khuyến cáo: Người dân không nên tự vào rừng tìm nấm, không sử dụng nấm không rõ nguồn gốc. Nên sử dụng nấm tự trồng. Nếu không may xảy ra ngộ độc cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu sớm. Đối với y tế cơ sở khi cấp cứu bệnh nhân ngộ độc nấm cần gây nôn, rửa dạ dày, truyền dịch và dùng than hoạt tính cho bệnh nhân.


                                                                           Theo SKĐS

 

Các tin khác

Xã Kim Sơn tích cực tuyên truyền nhân dân tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, khai thác nguồn lợi từ rừng. Năm 2013, xã trồng mới 68,8 ha rừng. ảnh: Nông dân xã Kim Sơn (Kim Bôi) chăm sóc cây giống trồng rừng.
Lãnh đạo Công đoàn Cục Hàng Hải Việt Nam, MTTQ tỉnh trao quà cho các hộ nghèo xã Thung Nai (Cao Phong).
Tổ chức vệ sinh, tiêu độc khu vực chuồng trại nuôi gia cầm xã Bắc Phong (Cao Phong).
Toàn cảnh hội nghị.

Thành phố Hòa Bình: Tăng cường quản lý – kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm

(HBĐT) - Khu vực buôn bán - giết mổ gia cầm tại chợ tràn làn, bừa bãi; môi trường ô nhiễm xung quanh, các hộ kinh doanh - giết mổ; thói quen thả thủy cầm ra ao, hồ, sông, suối tự do kiếm ăn đang là thực trạng dẫn đến vấn đề dịch bệnh trên đàn gia cầm của thành phố Hòa Bình khó khăn trong khâu quản lý, kiểm soát.

Tăng cường công tác tiêm chủng phòng bệnh

(HBĐT) - Hiệu quả công tác tiêm chủng đã được khẳng định trên thực tế. Ở tỉnh ta, 9 năm qua, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ dưới 1 tuổi đạt 77,9%, trẻ 18 tháng tiêm DPT mũi 4 đạt 74,6%, sởi mũi 2 đạt 67%, đạt chỉ tiêu chương trình TCMR quốc gia.

Trẻ nhập viện cấp cứu vì viêm đường hô hấp tăng

(HBĐT) - Theo số liệu từ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh), chỉ tính riêng trong 2 ngày 9 – 10/3, khoa đã tiếp nhận điều trị cho gần 80 bệnh nhi, chưa kể số đến khám và cho về điều trị tại gia đình.

Thành lập mới 3 chốt kiểm dịch

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc thành lập thêm các chốt kiểm dịch động vật tạm thời đáp ứng công tác phòng – chống dịch cúm gia cầm, đã có 3 trong số 7 huyện thành lập chốt tại các điểm nhu cầu lưu thông hàng hóa qua lại lớn nhằm kiểm soát chặt dịch cúm gia cầm từ địa phương ngoại tỉnh xâm nhiễm.

Tri ân khách hàng và trao 15 suất học bổng cho học sinh nghèo

(HBĐT) - Ngày 9/3, Công ty BHNT Prudential Việt Nam đã tổ chức ngày hội tri ân khách hàng và trao 15 suất học bổng cho học sinh nghèo có thành tích xuất sắc trong học tập của huyện Tân Lạc.

Huyện Lương Sơn: Nỗ lực ngăn ngừa nguy cơ xâm nhiễm dịch cúm gia cầm

(HBĐT) - Dịch cúm gia cầm hiện đã lan rộng ở 22 tỉnh, thành, trong đó có những tỉnh có vị trí giáp ranh tỉnh ta như Phú Thọ, Thanh Hóa. Là địa bàn cửa ngõ tiếp giáp với Thủ đô, huyện Lương Sơn đang nỗ lực, chủ động ngăn ngừa nguy cơ xâm nhiễm dịch cúm gia cầm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục