Những năm qua, người dân xã Sào Báy (Kim Bôi) mở rộng diện tích trồng dưa bở, bí xanh, bí đỏ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình.
(HBĐT) - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước đổi mới bộ mặt nông thôn, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Sào Báy (Kim Bôi) đã tăng cường lãnh đạo, điều hành cơ sở tích cực, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi.
Cùng với việc đưa vào gieo trồng các loại giống lúa, giống ngô lai cho năng suất cao, nhiều hộ gia đình đã năng động, nhạy bén trong sản xuất bằng mở rộng diện tích trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế như dưa bở, bí xanh, bí đỏ... mang lại nguồn thu nhập đáng kể vào mỗi mùa vụ. Trong năm 2013, xã xây dựng được 5 mô hình về trồng lúa, trồng ngô, bí, dưa và mô hình cơ giới hoá trong SXNN thu hút 534 hộ gia đình tham gia, mở 13 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi cho 523 lượt người. Hiện tại, cấp ủy, chính quyền xã đang nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân ở 4 xóm Sào Đông, Sào Bắc, Đầm Giàn, Nà Bờ dồn điền, đổi thửa, xây dựng cách đồng cho thu nhập cao với kỳ vọng mở ra hướng phát triển mới cho SXNN.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Dinh, phát triển kinh tế của xã còn không ít khó khăn, sản xuất nông - lâm nghiệp chưa có sự bứt phá. Việc chỉ đạo, quản lý, điều hành sản xuất ở một số cơ sở thiếu cương quyết, buông lỏng, nhất là việc tuân thủ thời gian và lịch mùa vụ. Một bộ phận nhân dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa thật sự mạnh dạn chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm, thời tiết, thiên tai có những diễn biến phức tạp... Từ thực tế này, năm qua, tổng diện tích gieo trồng toàn xã được trên 580 ha, chỉ đạt 88% so với KH. Theo đó, tổng sản lượng lương thực cây có hạt giảm còn 1.583,5 tấn, đạt 84,6% KH và chỉ bằng 78% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với những trở ngại trong SXNN, lĩnh vực thương mại dịch vụ, sản xuất TTCN của xã quy mô còn nhỏ lẻ, sản phẩm nghèo nàn, chưa có sản phẩm cạnh tranh với thị trường trong huyện. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân lúc nông nhàn vẫn đang là bài toán khó... Những điểm yếu này khiến cho xã rất khó có thể đạt được các tiêu chí trong xây dựng NTM về cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo khi cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp của xã hiện vẫn chiếm tới 52,9%, ngành CN-XDCB 17,8%, dịch vụ 16,6%, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 18%, thu nhập bình quân đạt gần 10 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 20%.
Theo Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Dinh, tuy nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM đã có những chuyển biến tích cực, vai trò là chủ thể của người dân từng bước được thể hiện. Song, điều trở ngại nhất là xã khó huy động được nguồn lực tại chỗ để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong khi nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn hạn hẹp, đời sống của người dân còn khó khăn, vấn đề xã hội hóa còn nhiều hạn chế, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thực sự có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, nội dung, ý nghĩa của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Chính vì vậy, việc thực hiện các tiêu chí về hạ tầng KT-XH, VH-XH - môi trường vẫn là một thách thức lớn đối với xã. Toàn xã hiện mới đạt được 5 tiêu chí về xây dựng NTM gồm: quy hoạch, thủy lợi, điện, hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh và ANTTXH.
Bình Giang
(HBĐT) - Sáng 24/3, Trung Tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh phối hợp với Trung tâm phòng - chống Bệnh Xã hội tỉnh tổ chức mít tinh, diễu hành hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3 với chủ đề: “Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ tham gia cuộc chiến chống lại bệnh lao”.
(HBĐT) - Ngày 24/3 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới chọn là ngày thế giới phòng, chống bệnh lao. Theo đánh giá của Tổ chức này, nước ta có gánh nặng bệnh lao đứng thứ 12/22 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất, đồng thời đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ở tỉnh ta, hiệu quả phòng, chống bệnh lao đã được khẳng định trên thực tế nhưng vẫn còn nhiều thách thức.
HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 383 người đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại tại Trung tâm YTDP tuyến huyện. Cụ thể: huyện Lạc Sơn có 141 người, Yên Thủy có 72 người, Cao Phong có 60 người và Tân Lạc có 110 người.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, công tác BHXH, BHYT tiếp tục được quan tâm, chú trọng, đảm bảo đầy đủ, kịp thời, tạo thuận lợi cho các đối tượng tham gia.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành giám sát việc triển khai các biện pháp phòng – chống dịch cúm gia cầm tại huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Hưởng ứng Tháng thanh niên và Năm thanh niên tình nguyện 2014, tại khắp các cơ sở đoàn trong toàn tỉnh, các hoạt động tình nguyện đang diễn ra sôi nổi.