Cán bộ Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh tư vấn cho bệnh nhân lao.
(HBĐT) - Ngày 24/3 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới chọn là ngày thế giới phòng, chống bệnh lao. Theo đánh giá của Tổ chức này, nước ta có gánh nặng bệnh lao đứng thứ 12/22 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất, đồng thời đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ở tỉnh ta, hiệu quả phòng, chống bệnh lao đã được khẳng định trên thực tế nhưng vẫn còn nhiều thách thức.
Bà Đinh Thị Minh Thu, Phó khoa Lao (Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội) cho biết: Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra. Năm 2013, Trung tâm đã phát hiện mới 497 bệnh nhân lao phổi có vi trùng lao trong đờm AFB (+), tăng 28 trường hợp so với năm trước. Đây là thể lao nguy hiểm nhất vì có thể lây ra cộng đồng qua đường hô hấp. Với vai trò nòng cốt trong việc khống chế bệnh, Trung tâm đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả chương trình chống lao quốc gia. Hệ thống phòng, chống lao được thiết lập từ tỉnh, huyện đến các xã, phường, thị trấn. Các trung tâm YTDP huyện, thành phố thực hiện hoạt động xét nghiệm bệnh. Định kỳ hàng tháng, Trung tâm tổ chức giao ban trong toàn hệ thống để nắm bắt tình hình bệnh, đề ra giải pháp cho thời gian tiếp theo. Cung ứng kịp thời vật tư, thuốc phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh tại trung tâm và các tuyến. Công tác tuyên truyền được chú trọng với việc mở 18 lớp truyền thông phòng, chống bệnh lao cho cán bộ y tế thôn, bản; phát 10 vạn tờ rơi cho cộng đồng. Nhờ đó, tỉnh ta đã cơ bản đạt các mục tiêu chương trình chống lao quốc gia đề ra. Kết quả điều trị khỏi cho bệnh nhân lao phổi đạt 94% (yêu cầu của WHO là 85%). Nhận thức của người dân về bệnh lao nâng lên. Số người hiểu biết và đến khám tăng. Trong năm đã có 5.113 người nghi mắc bệnh lao đến khám, 4.340 người được thử đờm. Trong 2 tháng đầu năm 2014 có 718 người đến khám, Trung tâm đã thu nhận 70 bệnh nhân, trong đó, 39 bệnh nhân dương tính mới với lao AFB (+).
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng công tác phòng, chống lao trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới/10 vạn dân trong năm 2013 chỉ đạt 29% (toàn quốc 70%). Trong khi đó, ước tính có 40% dân trong tỉnh mắc lao. Như vậy còn một số lượng lớn bệnh nhân lao phổi AFB (+) trong cộng đồng chưa được phát hiện, quản lý. Nếu một bệnh nhân lao phổi không được điều trị, mỗi năm sẽ làm lây cho 10 - 15 người. 50% người mắc lao không điều trị sẽ chết trong vòng 5 năm và 25% bị tàn phế. Nguy hiểm là vậy nhưng nhận thức của không ít người dân còn hạn chế. Chỉ khi bệnh biểu hiện quá nặng, không thể chịu được mới đi khám hoặc chỉ ra hiệu thuốc kể bệnh rồi tự mua uống, không điều trị dứt điểm, đúng liều lượng, phác đồ, gây ra tình trạng lao kháng thuốc. Cá biệt còn có 36 trường hợp đã đến điều trị tại Trung tâm nhưng không tuân thủ phác đồ, sau một thời gian tái phát phải quay trở lại điều trị nhưng ở mức độ trầm trọng. Số bệnh nhân lao AFB (-) 68 người và lao ngoài phổi 130 người còn cao so với tỷ lệ chung trên toàn quốc. Số bệnh nhân lao được tư vấn xét nghiệm HIV 392 nhưng chỉ 4 người đồng ý xét nghiệm và quay lại lấy kết quả, kết hợp điều trị bệnh lao và ARV. Nhiều người còn có thái độ kỳ thị, làm cho các bệnh nhân lao giấu bệnh, gây khó khăn cho việc quản lý, điều trị. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm phòng, chống lao vừa thiếu, vừa yếu. Cán bộ chuyên trách ở tuyến xã lại hay kiêm nhiệm và thay đổi. Cả tỉnh hiện có 4 cán bộ phòng, chống lao có trình độ bác sĩ. Chế độ độc hại cho cán bộ thấp nên nhiều người trong ngành không mặn mà. Thách thức mới trong năm 2014 là chương trình phòng, chống lao cùng với một số chương trình mục tiêu quốc gia về y tế khác bị cắt giảm đến 70% kinh phí. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác truyền thông - một trong những giải pháp quan trọng, hữu hiệu trong phòng, chống bệnh lao.
Vì vậy, theo bà Đinh Thị Minh Thu, người dân cần nâng cao hiểu biết, đến cơ sở y tế để phát hiện sớm bệnh. Hãy nghĩ đến bệnh lao phổi khi ho khạc kéo dài trên 2 tuần, có thể kèm theo sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, đau tức ngực, khó thở, ho ra máu. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng cần dùng thuốc đúng liều lượng, đều đặn, đủ thời gian (8 tháng).
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Sáng 21/3, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị bàn, thống nhất nội dung các hoạt động gặp mặt, động viên, thăm hỏi và tặng quà nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2014). Dự hội nghị có đại diện các sở, ngành: Tài chính, VH-TT&DL, Thông tin- truyền thông, MTTQ tỉnh, Hội CCB, Hội LHPN tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên, Bộ CHQS tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Báo Hoà Bình, Đài PT-TH tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 20/3, BCĐ phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng – chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2014. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 19/3, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản đã tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức và các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩn cho trên 50 học viên là chủ sơ sở sản xuất, người trực tiếp chế biến thực phẩn và thức ăn sẵn trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc.
(HBĐT) - Tính đến tháng 2/2014, số nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Tân Lạc là 12.788 triệu đồng.
Chi phí điều trị cho bệnh nhân ngộ độc tính đến ngày 17.3 là 1.600 triệu đồng. Chiều 17/3/2014, PGS –TS Phạm Duệ Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngộ độc nấm nếu không được cấp cứu kịp thời tử vong rất cao thường là đến hơn 80%. Bên cạnh đó chi phí điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc nấm cũng rất tốn kém. Theo ông Duệ, vụ 5 bệnh nhân ngộ độc nấm ở huyện Võ Nhai, Thái Nguyên tính đến ngày 17/3 cho phí điều trị lên đến 1,6 tỷ đồng, may mắn là BHYT thanh toán đến 90% nhưng đối với những bệnh nhân nghèo số tiền chi phí điều trị còn lại cũng là quá lớn so với thu nhập của họ.