Các chủ nuôi đưa chó đến điểm tiêm vắc - xin phòng bệnh dại và nhận giấy chứng nhận đã tiêm phòng.

Các chủ nuôi đưa chó đến điểm tiêm vắc - xin phòng bệnh dại và nhận giấy chứng nhận đã tiêm phòng.

(HBĐT) - Chỉ trong 5 tháng đầu năm, hiện tượng chó phát dại cắn người và gia súc tại các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013. Kết quả giám sát số người đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại do súc vật cắn, chủ yếu là bị chó cắn là 653 người. Toàn tỉnh đã ghi nhận 2 trường hợp mắc và tử vong do bệnh dại tại Yên Thủy, thành phố Hòa Bình. Những lo ngại diễn biến dịch dại quay trở lại kể từ năm 2013 đến nay với hàng chục trường hợp đã tử vong đang gây áp lực lớn, đồng thời nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân.

 

Cho đến nay, tiêm vắc -xin phòng bệnh dại cho đàn chó vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng - chống bệnh dại cho người. Tuy nhiên, có một thực tế là công tác phòng – chống bệnh dại chưa được vào cuộc quyết liệt ở một số địa phương, các ban, ngành, đoàn thể liên quan. Có lúc, có nơi do khâu chỉ đạo công tác tiêm phòng bệnh dại chưa sâu sát dẫn đến kết quả tiêm phòng không đạt kế hoạch đề ra, thậm chí, số lượng tiêm chỉ đạt chưa đến một nửa tổng đàn chó nuôi trong dân, điển hình ở một số xã trên địa bàn các huyện Mai Châu, Lương Sơn, Đà Bắc. Một ví dụ khác ngay ở thời điểm gần đây là tình trạng một vài cán bộ, công chức, lãnh đạo cấp xã ở huyện Yên Thủy đồng thời là các chủ nuôi chó nhưng không đưa chó đi tiêm phòng dại. Hiện tượng trên đã được phản ánh lên UBND huyện. UBND huyện đã chỉ đạo lập danh sách những cán bộ công chức, lãnh đạo cấp xã không chấp hành Pháp lệnh Thú y để có biện pháp xử lý kiên quyết.

 

Bên cạnh những nơi thực hiện chưa tốt công tác phòng – chống bệnh dại, ở nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong nhờ nhận thức đầy đủ, công tác chỉ đạo đồng bộ, kịp thời bằng văn bản, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn người dân, chủ nuôi đến tiêm phòng tại khu vực tập trung nên kết quả tiêm phòng dại đạt cao. Theo giám sát đánh giá của chi cục Thú y trong đợt chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh dại gần đây, có những nơi như xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đạt tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó rất cao. Để triển khai tốt cho chiến dịch này, loa đài các xóm truyền thông liên tục, trưởng xóm, thú y viên đôn đốc, nhắc nhở thực hiện còn người dân nườm nượp dắt, bế chó nuôi đến các điểm tiêm phòng dại. Tính đến hết tháng 5, huyện Tân Lạc đã tiêm phòng dại được 11.600 liều, đạt tỷ lệ 96% tổng đàn chó, mèo nuôi; huyện Kim Bôi đã tiêm 10.500 liều, đạt tỷ lệ 85%; huyện Cao Phong đã tiêm 5.748 liều, đạt tỷ lệ trên 80%; huyện Lạc Sơn có tổng đàn chó khoảng 23.000 con, tỷ lệ tiêm đến nay đạt 97%. Những huyện có tỷ lệ tiêm phòng dại trên đàn chó thấp dưới 40% là Mai Châu mới tiêm 2.000 liều, đạt hơn 30%; Lương Sơn tiêm 3.782 liều, tỷ lệ 25%, 2 huyện Đà Bắc và Yên Thủy cũng mới tiêm đạt dưới 40%.

 

Theo đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y (sở NN&PTNT), để phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi bệnh dại, phòng Nông nghiệp các huyện, phòng Kinh tế thành phố cần phối hợp với trạm thú y các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT – UBND ngày 28/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu và nhận thức được tính nguy hiểm của bệnh dại “Khi đã phát bệnh dại thì không thể chữa được và sẽ dẫn đến những cái chết thương tâm”, thực hiện “Triệt để việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo chính là phòng bệnh dại cho con người”. Công tác phòng – chống bệnh dại là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của các cấp chính quyền và của cả hệ thống chính trị, cơ quan chức năng. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo là bệnh bắt buộc phải tiêm phòng đã được quy định tại điều 7, Nghị định 05/2007/NĐ – CP ngày 9/1/2007 và những văn bản quản lý khác. Vì vậy, đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn khẩn trương rà soát số lượng chó, mèo chưa tiêm phòng, đăng ký với trạm Thú y để thực hiện tiêm bổ sung. Khi thực hiện triển khai công tác tiêm phòng bệnh dại cần tiêm triệt để 100% chó, mèo trong diện tiêm, tổ chức diệt tất cả chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại.

                                                                   

 

                                                                      Bùi Minh

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục