Huyện Tân Lạc đã truyền thông về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phong phú. Ảnh: Một tiểu phẩm về phòng - chống bạo lực gia đình tại hội diễn NTQC và thi kịch thông tin huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Để nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội, gia đình, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới. Được đánh giá là địa phương triển khai có hiệu quả quyền bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực, năm qua, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Tân Lạc đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách về y tế, giáo dục, VHTT, nâng cao vị thế ở lĩnh vực chính trị.
Xác định tạo việc làm ổn định cho phụ nữ sẽ góp phần quan trọng vào thực hiện bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động việc làm, nâng cao địa vị kinh tế và cải thiện đời sống cho phụ nữ. Thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã tạo việc làm cho gần 2.000 lao động, trong đó có 50% là phụ nữ nông thôn được theo học các ngành: dệt thổ cẩm, may công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây có múi. Bên cạnh đó, huyện còn tạo điều kiện và khuyến khích các nữ chủ hộ kinh doanh, nữ doanh nghiệp nhỏ về vay vốn đầu tư sản xuất, mở rộng ngành nghề tạo việc làm cho hàng trăm lao động nữ. Ngoài ra, để các gia đình do phụ nữ làm chủ hộ vươn lên thoát nghèo, Hội Phụ nữ huyện đã phối hợp với ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho 100% phụ nữ nghèo được vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
Thực hiện mục tiêu đảm bảo cho phụ nữ, trẻ em được phổ cập giáo dục và nâng cao trình độ, ngành giáo dục đã tiến hành rà soát phụ nữ, trẻ em gái tham gia các lớp phổ cập, phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền, vận động phụ nữ, thanh niên thực hiện tốt chương trình bổ túc THCS, THPT. Trong nhiều năm qua, huyện đã hoàn thành phổ cập THCS, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp là nữ luôn chiếm từ 75% trở lên. Ngành giáo dục luôn dành ưu tiên cho phụ nữ trong bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ lý luận chính trị. Theo thống kê, trong tổng số cán bộ được đi đào tạo nâng cao trình độ có 50% là phụ nữ. Thực hiện bình đẳng giới trong công tác quản lý giáo dục và tham gia lãnh đạo, phòng GD & ĐT lập quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nữ, tổ chức phổ biến kiến thức giới trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Nhờ đó, số cán bộ nữ quản lý giáo dục tăng lên đáng kể, hiện có 77,9% hiệu trưởng, hiệu phó các trường THCS, TH, mầm non là nữ.
Phụ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị sẽ thể hiện rõ nhất quyền bình đẳng ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Những năm qua, huyện Tân Lạc đã tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở mọi lĩnh vực nhằm nâng cao vị thế, tạo sự tín nhiệm cho phụ nữ trong quá trình bầu cử vào cấp uỷ, HĐND các cấp. Nhờ đó, tỷ lệ phụ nữ tham gia HĐND cấp huyện đạt 21,6%, cấp xã đạt 36,3%; tham gia ban chấp hành huyện uỷ 22,22%, cấp xã 11,6%.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Tính từ tháng 11/2013 - 4/2014, số con thứ 3 trên địa bàn huyện Lương Sơn có 70 trẻ. Tình trạng này tiếp tục gia tăng bởi theo tính toán đến hết tháng 10 của năm nay, tổng số sinh con thứ 3 sẽ là 117 trẻ. Trước đó, thời điểm từ tháng 11/2012-10/2013, số trường hợp sinh con thứ 3 của huyện có 176 trẻ (cao nhất tỉnh). Diễn biến nổi cộm về tình trạng sinh nhiều con, sinh con thứ 3 kéo theo một loạt hệ lụy rất đáng lo ngại đối với công tác DS - KHHGĐ đối với huyện như mất cân bằng giới tính khi sinh, gia tăng dân số tự nhiên, ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng dân số
(HBĐT) - Theo Trung tâm phòng- chống HIV/AIDS (Sở Y tế), đến cuối tháng 4/2014, số người nhiễm HIV đang còn sống được phát hiện trên địa bàn tỉnh là 599 người; số bệnh nhân AIDS là 647 người. Số người tử vong do AIDS là 807 người. Số người nhiễm HIV/AIDS hiện có tại 155 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Tân Lạc là một trong những địa phương sử dụng hiệu quả nguồn vốn chương trình tín dụng NS&VSMTNT. Từ khi triển khai chương trình tín dụng này, NHCSXH huyện Tân Lạc đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng ngàn hộ dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, xa, cao trên địa bàn, nhờ đó, bộ mặt của các làng quê ở đây ngày càng đổi mới.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu nóng ẩm, trên đàn gia súc, gia cầm khó tránh khỏi những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian tới. Để chủ động phòng – chống, các ngành chức năng đã tăng cường triển khai các biện pháp, đặc biệt là tập trung kiểm tra, giám sát tình hình các loại dịch nguy hiểm như cúm gia cầm, LMLM, tai xanh tại địa bàn cơ sở nhằm đề phòng, phát hiện kịp thời xử lý dịch bệnh bùng phát, lây lan.
(HBĐT) - Lương Sơn là huyện thứ 2 (sau thành phố Hoà Bình) có số lượng doanh nghiệp vi phạm Luật BHXH, nợ đọng kéo dài. Đến nay có 89 đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng BHXH với tổng số tiền gần 12 tỷ đồng, trong đó, nợ từ 6 tháng trở lên 7,58 tỷ đồng, nợ từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 3,96 tỷ đồng và nợ dưới 1 tháng 422,7 triệu đồng.
(HBĐT) - Nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thêm khang trang, đổi mới, do đó đang được triển khai thực hiện quyết liệt trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đây lại là một trong những tiêu chí khó đối với nhiều địa phương, để đạt được tiêu chí này, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân cần có sự điều chỉnh về các mức chuẩn trong tiêu chí này sao cho phù hợp hơn với những khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.