Một buổi truyền thông về phòng - chống xâm hại tình dục của CLB trẻ em xóm Yên, xã Kim Truy (Kim Bôi).

Một buổi truyền thông về phòng - chống xâm hại tình dục của CLB trẻ em xóm Yên, xã Kim Truy (Kim Bôi).

(HBĐT) - Dự án bảo vệ trẻ em do tổ chức ChildFund Việt Nam triển khai với mục tiêu xây dựng cộng đồng an toàn, nơi các em được bảo vệ khỏi bị lạm dụng, bóc lột và tai nạn thương tích; trẻ em có thể đóng góp một cách ý nghĩa trong các quyết định liên quan đến các em. Đến nay, dự án đang thực hiện ở giai đoạn III từ tháng 3/2013 - 6/2015 với 16 xã của 3 huyện: Kỳ Sơn, Cao Phong và Kim Bôi tham gia. Thông qua các hoạt động truyền thông đã nâng cao nhận thức thay đổi hành vi cho chính quyền xã, thôn, cha mẹ, giáo viên và trẻ em về quyền trẻ em, đặc biệt là phòng - chống xâm hại tình dục ở trẻ.

 

Từ đầu năm đến nay, Dự án đã tổ chức được 36 lớp tập huấn cho cán bộ thuộc BQL dự án cấp huyện, xã, thôn về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em và Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH quy định về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Anh Bạch Công Chương, cán bộ LĐ -TB& XH xã Đú Sáng (Kim Bôi) cho biết: Tham dự các buổi tập huấn, cán bộ thuộc BQL dự án xã, thôn đã nắm rõ quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Từ tiếp nhận thông tin, kiểm tra, đánh giá nguy cơ sơ bộ, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong tình trạng khẩn cấp; thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại; xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; hoạt động can thiệp, trợ giúp; rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp, trợ giúp và báo cáo kết quả can thiệp, trợ giúp...

 

Song song với các buổi truyền thông, Dự án còn tổ chức được gần 200 hội thi, cuộc thi tìm hiểu về quyền trẻ em cho đối tượng là trẻ em và các bậc phụ huynh. Trong tháng hành động vì trẻ em, tổ chức ChildFund đã phối hợp tổ chức triển lãm ảnh tại huyện Kim Bôi với chủ đề “Các yếu tố bảo vệ và phòng - chống rủi ro cho trẻ em trong cộng đồng”; hội thi “Cùng bạn tìm hiểu quyền trẻ em” tại huyện Kỳ Sơn và Cao Phong. Thông qua các hoạt động trên, trẻ em trên địa bàn được trang bị thêm nhiều kiến thức về xâm hại tình dục, các hình thức xâm hại và cách phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với những nguy cơ trẻ em bị xâm hại.

 

Cùng với đó, tổ chức ChildFund đã hỗ trợ các địa phương xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tại 16 xã vùng dự án. Anh Trần Văn Tú, cán bộ Dự án bảo vệ trẻ em - tổ chức ChildFund Việt Nam cho biết: Mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng được xây dựng từ năm 2009 và đã phát huy được hiệu quả. Khi trẻ bị bạo hành, xâm hại cán bộ thôn, xã sẽ có trách nhiệm nắm tình hình và trình báo tới cơ quan chức năng. Những thành viên của mạng lưới được cung cấp địa chỉ, số điện thoại của cán bộ phụ trách về trẻ em của Sở LĐ -TB&XH, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em và đường dây nóng hỗ trợ trẻ em 18001567.

 

Với mục tiêu nâng cao tiếng nói và vị thế của trẻ em, các CLB trẻ em được thành lập và đi vào hoạt động thường xuyên. Hiện tại, các xã vùng dự án  đã thành lập được 73 CLB. Các CLB tổ chức sinh hoạt định kỳ tháng /lần, đây là môi trường để các em truyền thông đến bạn bè trong KDC về phòng, chống xâm hại tình dục, tảo hôn và ngăn ngừa tai - tệ nạn xã hội. Ngoài ra, các em còn thường xuyên được tham gia nhiều diễn đàn dành cho trẻ cấp tỉnh, T.Ư. Qua đó, trẻ được nói lên tiếng nói của mình về quyền và bổn phận của bản thân.

 

 

 

                                                                  Hồng Nhung

 

 

Các tin khác

Trẻ em xã Phú Minh (Kỳ Sơn) tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ tại thôn, xóm thông qua truyền thông bằng các hình thức.
Bằng các hình thức giúp đỡ hội viên như: vốn, giống, kỹ thuật, ngày công, dạy nghề, tạo việc làm, đã giúp nhiều hội viên PN có cơ hội để phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Hội viên Hội PN xã Hạ Bì (Kim Bôi) giúp nhau ngày công thu hoạch lúa vụ chiêm xuân 2014.
Đợt chi trả lần này, huyện Kỳ Sơn có 278 đối tượng được chi trả một lần với tổng số tiền là 1.099.400.000 đồng
ĐV-TN Trường Đại học Bách Khoa giúp đỡ ngày công lao động cho gia đình chính sách.

Tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản

(HBĐT) - Chiều 14/7, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN) và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản (ATTP NLTS).

Cần sớm khắc phục tình trạng cấp trùng, sai thẻ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số sống ở vùng ĐBKK... được Nhà nước hỗ trợ cấp thẻ BHYT. Mục đích nhằm giúp các đối tượng giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi ốm đau, bệnh tật, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua ở huyện Kim Bôi đã nảy sinh vấn đề cấp trùng, sai nhiều thẻ BHYT. Điều này không chỉ gây thất thoát tiền của Nhà nước mà nhiều người còn không được hưởng lợi từ việc KCB bằng thẻ bảo hiểm.

Cấp trên 500 nghìn thẻ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành LĐ-TB&XH, trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên cho 18.486 đối tượng bảo trợ xã hội.

Đề xuất tiêm vắc xin sởi – rubella cho 174.902 trẻ từ 1 – 14 tuổi

(HBĐT) - Trước nguy cơ bùng phát bệnh sởi, UBND tỉnh đã có Công văn số 588 về việc đồng ý tiếp nhận “Dự án triển khai tiêm vắc xin sởi – rubella trong tiêm chủng mở rộng tỉnh Hòa Bình”. Căn cứ Công văn trên, Sở Y tế đã đề xuất tiêm cho 174.902 trẻ từ 1 – 14 tuổi. Phạm vi tại 2.085 thôn, bản thuộc 210 xã, phường, thị trấn. Trong đó, trẻ từ 1 – 5 tuổi là 67.199 trẻ; trẻ từ 6 – 10 tuổi là 64.220 trẻ; trẻ từ 11 – 14 tuổi là 43.483 trẻ. Thời gian triển khai tiêm từ tháng 7/2014 – 3/2015.

Tiêm phòng bệnh cho trên 22.000 con gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Theo Trạm Thú y huyện Kim Bôi, hiện toàn huyện có tổng đàn trâu, bò trên 24.000 con, lợn 146.410 con và gia cầm 927.000 con.

Nhọc nhằn nghề đồng nát

(HBĐT) - “Ai nhôm đồng, sắt vụn, đồng nát bán không...”?. Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc bởi tiếng rao được cất lên của những người phụ nữ với những chiếc xe đạp cũ, mấy sợi dây chằng cùng những chiếc bao tải hoặc đôi quang gánh quẩy trên vai hàng ngày vẫn len lỏi vào từng ngõ phố, thôn, xóm. Họ là những người thu gom đồng nát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục