Những người phụ nữ vất vả, rong ruổi trên từng con đường ở thành phố Hòa Bình thu gom đồng nát.

Những người phụ nữ vất vả, rong ruổi trên từng con đường ở thành phố Hòa Bình thu gom đồng nát.

(HBĐT) - “Ai nhôm đồng, sắt vụn, đồng nát bán không...”?. Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc bởi tiếng rao được cất lên của những người phụ nữ với những chiếc xe đạp cũ, mấy sợi dây chằng cùng những chiếc bao tải hoặc đôi quang gánh quẩy trên vai hàng ngày vẫn len lỏi vào từng ngõ phố, thôn, xóm. Họ là những người thu gom đồng nát.

 

Nghề thu mua đồng nát đã có từ lâu và phát triển mạnh trong chục năm trở lại đây. Người thu mua đồng nát chủ yếu là phụ nữ. Có thể thấy, từ các huyện xa xôi như Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Thủy đến Lương Sơn, Kỳ Sơn, TPHB... đâu đâu cũng có người chở xe đạp, người gồng gánh trên vai, len lỏi vào những ngõ hẻm, góc phố thu mua những đồ dùng hỏng hóc, cũ nát.

 

Nghề đồng nát vốn đầu tư ít lại giải quyết được việc làm trong thời gian nông nhàn, có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình. Hiện nay, tại tỉnh ta, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có các cơ sở thu mua đồ phế thải. Anh Nguyễn Xuân An, chủ cơ sở thu mua phế liệu trên đường Trần Hưng Đạo (thành phố HB) cho biết: Không sợ ế ẩm như buôn bán, kinh doanh các loại mặt hàng khác, hàng đồng nát cứ đến điểm thu gom bán là có lãi. Nhưng “nghề nào, nghiệp nấy”, người làm nghề đồng nát cũng gặp không ít rủi ro, không có phương tiện bảo hộ lao động nên dễ mắc các bệnh ngoài da, hô hấp do tiếp xúc với chất độc hại và nguy cơ gặp tai nạn giao thông luôn rình rập.

 

Dành một ngày đạp xe theo chân những người thu mua đồng nát mới thấu hiểu được hành trình mưu sinh cơ cực của các chị, sự long đong, vất vả. Một ngày của họ bắt đầu từ lúc bình minh, có khi lờ mờ sáng, thậm chí là nửa đêm. Điểm đầu tiên họ đến thường là đi theo những xe chở rác thành phố. Họ bới trong đống rác những phế liệu có thể tái sử dụng lại rồi đến những quán ăn, cửa hàng tạp hóa để kiếm một vài vỏ lon nước ngọt bỏ đi. Họ cặm cụi len lỏi vào những ngõ hẻm, góc phố thu mua những đồ dùng cũ, nhất là những hôm ở đâu có chương trình hay có sự kiện gì đặc biệt, họ túc trực, chờ tới khi hội tan, tiệc tàn để thu gom vỏ chai, vỏ lon nước. Chị Việt, 43 tuổi ở xóm Trung Minh (TPHB) gắn bó với nghề thu mua đồng nát gần chục năm nay chia sẻ: “Gia đình tôi chỉ có 2 sào ruộng để trồng rau, những ngày rảnh rỗi, tôi tranh thủ đi thu mua đồng nát, ngày nào tôi cũng cứ đạp xe loanh quanh thành phố, nhặt nhạnh từng vỏ chai, hộp giấy, sắt vụn... có hôm cũng thu được 80 - 100.000 đồng nhưng có hôm chẳng mua được gì”. Nhìn dáng người nhỏ bé, nước da đen sạm vì nắng gió, ít ai ngờ rằng mỗi ngày chị Việt có thể đạp được 50 - 60 km rong ruổi hết ngõ sâu này đến ngách phố khác.  Phương tiện hành nghề đơn giản chỉ là đôi quang gánh hay chiếc xe đạp cũ.

 

Giở cặp lồng cơm mang theo, chị Mai (nhà ở xã Thu Phong, Cao Phong) ngậm ngùi chia sẻ: Vì chồng tôi suốt ngày cờ bạc, rượu chè nên hoàn cảnh gia đình khó khăn lắm. Một mình phải bươn chải nuôi 2 con ăn học. Ngoài công việc đồng áng, tôi chẳng biết làm nghề gì nên đành phải đi thu mua đồng nát, tuy vất vả nhưng mỗi ngày kiếm thêm được dăm, bảy chục ngàn thêm vào lo cho con học hành”...

 

Tiếp xúc với các chị, tôi hiểu rằng, công việc thu mua đồng nát nhọc nhằn, gian nan và vất vả. Nhiều khi, các chị không tránh khỏi cảm giác tủi thân bắt gặp những thái độ dè bỉu, khinh thường. Tuy nhiên, vì những lo toan của cuộc sống, các chị vẫn nhẫn nhịn, gồng mình lên, cố gắng mưu sinh khi nghĩ đến nụ cười của các con ngày ngày được cắp sách đến trường cùng bạn bè.

 

 

 

                                                                  Hoàng Thảo (TTV)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục