Tuyến đường xóm Môn, xã Bắc Phong (Cao Phong) được rải cấp phối thuận tiện cho việc đi lại, giao thương của đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn.

Tuyến đường xóm Môn, xã Bắc Phong (Cao Phong) được rải cấp phối thuận tiện cho việc đi lại, giao thương của đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn.

(HBĐT) - Về thăm xóm Môn, xóm vùng III của xã Bắc Phong (Cao Phong), chúng tôi chứng kiến nhiều đổi thay, trước tiên là con đường vừa được rải cấp phối thuận tiện, dễ đi hơn. Cuộc sống của bà con trong xóm vơi dần khó nhọc nhờ SXNN trên đà phát triển. Trưởng xóm Bùi Văn Liều cho biết: Sở dĩ hạ tầng của xóm được cải thiện, năng suất ngô, lúa được nâng lên, hộ nghèo giảm... phần lớn nhờ có chính sách dân tộc.

 

Không riêng bà con ở xóm Môn, xã Bắc Phong mà hộ đồng bào thiểu số trên địa bàn toàn huyện luôn biết ơn Đảng, Nhà nước đã động viên, tiếp sức kịp thời thông qua các chính sách dân tộc. Khó kể hết những vất vả, gian truân của hàng nghìn hộ dân ở các xóm: Rú 3, Rú 5, Rú 6 (xã Xuân Phong); xóm Lòn, Tráng, Mỗ (xã Bình Thanh); xóm Nai (xã Thung Nai) vào thời điểm năm 2011 trở về trước khi nguồn nước cách xa KDC, mùa khô khan hiếm chẳng đủ dùng, mùa mưa thì phải mang thùng xách, chở, gùi tận mó. Từ Chương trình 134 của Chính phủ, 3 cụm nước sinh hoạt đã được đầu tư tại các xã trên, đáp ứng mong mỏi có nguồn nước sinh hoạt ổn định của bà con. Năm 2013, Chương trình 134 kéo dài đầu tư thêm 2 công trình nước sinh hoạt tập trung ở xã Yên Thượng, Xuân Phong, giá trị giải ngân mỗi công trình hàng tỷ đồng đã và đang phát huy hiệu quả.

 

Những năm qua, Chương trình 135, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã được triển khai trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH ở vùng nghèo, đặc biệt khó khăn. Các hạng mục, công trình đầu tư chủ yếu về giao thông, thủy lợi, điện, trường, nhà sinh hoạt cộng đồng, chi trường, lớp học... Năm 2012, có 15 công trình được thực hiện tại 2 xã, 14 xóm đặc biệt khó khăn với tổng nguồn vốn gần 5, 6 tỷ đồng. Năm 2013, đã thực hiện 15 hạng mục với kinh phí 4, 6 tỷ đồng tại 5 xã có xóm đặc biệt khó khăn là Xuân Phong, Tây Phong, Bình Thanh, Bắc Phong, Nam Phong. Tại 2 xã Yên Lập và Yên Thượng đã thực hiện 3 công trình do huyện làm chủ đầu tư. Hầu hết các công trình đều thiết thực với đời sống dân sinh như ngầm bến Cốc ở xóm Chầm, xã Yên Lập; đường dây 0, 4 kV khu di dân xóm Rớm, xã Yên Thượng; cứng hóa đường nội thôn Nếp, xã Tây Phong; cứng hóa mương Đồi, xóm Ong, xã Nam Phong...

 

Bên cạnh đó, theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ, danh sách các hộ nghèo, khẩu nghèo được tổng hợp và hỗ trợ trực tiếp bằng cây, con giống đảm bảo các điều kiện cho sản xuất. Các hộ được hỗ trợ nhu cầu bằng hiện vật, cụ thể là nhận giống ngô, giống lúa ở vụ mùa, hè - thu hoặc vụ chiêm - xuân. Cây giống hỗ trợ hộ nghèo, khẩu nghèo luôn kịp thời vụ gieo trồng, là giống mới, chất lượng, năng suất cao. Hiện nay, tại các xóm đặc biệt khó khăn của xã Yên Lập, Yên Thượng, năng suất lúa bình quân đạt 50 tạ /ha, ngô 45 tạ /ha, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, huyện còn rà soát đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư và có chính sách hỗ trợ ĐC -ĐC xen ghép. Đồng chí Bùi Thế Bình, Trưởng phòng Dân tộc huyện đánh giá: Chính sách dân tộc đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số có động lực phấn đấu, vươn lên, từng bước xây dựng cuộc sống ấm no hơn. Năm 2013, có 2.257 hộ, 9.048 khẩu thuộc 12 địa bàn xã hưởng lợi. Năm 2014, số hộ nghèo, khẩu nghèo giảm còn 1.974 hộ, 7.884 khẩu trên 10 xã.

 

 

 

                                                                           Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục