Bác sỹ Nguyễn Văn Thái, Trưởng phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn tư vấn cho người bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Văn Thái, Trưởng phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn tư vấn cho người bệnh.

(HBĐT) - Cách đây 2 năm, mỗi khi đến phòng khám ngoại trú người lớn, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn, chị Bùi Kim T. luôn giấu mặt trong chiếc khẩu trang kín mít, chỉ hở ra đôi mắt, dù là người quen cũng khó có thể nhận ra. Chị chia sẻ: “Rất ngại gặp người quen. Thậm chí ngại cả ánh mắt của những người không quen nhìn thấy mình đi ra từ phòng khám này”.

 

Đây cũng là tâm lý chung của những người có “H”. Nguyên nhân đến từ thái độ khắt khe, cái nhìn xa lánh, kỳ thị của xã hội đối với họ cũng có, song không thể phủ nhận đôi khi là do người bệnh tự kỳ thị. Tâm lý đó cũng chính là khó khăn lớn nhất mà đội ngũ cán bộ làm việc tại phòng khám ngoại trú người lớn, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn đã từng phải đối mặt. Đến nay, thực tế đó đã thay đổi, cởi mở, không ngại tiếp xúc với những người xung quanh là những gì chúng tôi cảm nhận được khi trò chuyện với những bệnh nhân nhiễm “H” tại phòng khám.

 

Để giúp người nhiễm HIV/AIDS được sống khỏe mạnh, tích cực..., công tác chăm sóc, điều trị là một trong những hoạt động quan trọng đối với mỗi bệnh nhân. Từ thực tế đó, tháng 7/2010, phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm BVĐK huyện Lạc Sơn được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với sự tài trợ của Dự án  toàn cầu phòng - chống HIV/AIDS. Phòng khám có nhiệm vụ là tăng cường và mở rộng các hoạt động chăm sóc HIV/AIDS toàn diện (bao gồm hỗ trợ chăm sóc, điều trị tại cơ sở y tế và cộng đồng) góp phần làm giảm lây nhiễm HIV, cải thiện chất lượng cuộc sống của người có “H”…  

Hiện nay, phòng khám chăm sóc, điều trị cho 110 bệnh nhân, trong đó có 101 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ARV. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Thái, Trưởng phòng khám ngoại trú người lớn. Cách đây 2 năm, phần lớn các đối tượng nhiễm HIV/AIDS của huyện Lạc Sơn ngại đăng ký điều trị tại đây. Họ thường tìm đến các phòng khám, cơ sở điều trị ở tỉnh hoặc sang những địa bàn lân cận vì đến đó sẽ cảm thấy thoải mái hơn không lo gặp người quen. Tâm lý đó gây khó khăn cho đội ngũ cán bộ của phòng khám trong tiếp cận người bệnh, gây ra hiện tượng ngại đến thăm khám, lấy thuốc, nếu kéo dài tình trạng kháng thuốc với bệnh nhân đang sử dụng ARV chắc chắn sẽ xảy ra.  

Thực tế đó, đội ngũ cán bộ của phòng khám tuy rất mỏng, (chỉ với 1 bác sỹ và 2 điều dưỡng) đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tới người bệnh thông qua đội ngũ cán bộ y tế thôn, bản, mạng lưới CTV, đội ngũ đồng đẳng viên...  Đặc biệt chú trọng đến truyền thông trực tiếp cho người đến khám, điều trị thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ cho người bệnh. Gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những khó khăn, vui, buồn trong cuộc sống, từ đó, người bệnh đã gần gũi với nhau hơn, xóa bỏ dần những mặc cảm, tự ti và quan trọng nhất là thái độ “tự kỳ thị”.  

Bác sỹ Nguyễn Văn Thái khẳng định: Dù vẫn còn những khó khăn như đội ngũ cán bộ mỏng, 100% làm công tác kiêm nhiệm, đã lâu chưa được đào tạo lại, song chính những chuyển biến trong nhận thức của người bệnh, tạo nên những khởi sắc trong quá trình điều trị là nguồn động viên lớn giúp cho mỗi chúng tôi thêm yêu, thêm gắn bó với công việc hiện tại.

 

                                                                        Hải Yến

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các cháu trường mầm non xã Thống Nhất trong giờ tập tô.
Học sinh trường THCS Hữu Lợi (Yên Thủy) được tuyên truyền, phổ biến các kiến thức  về SKSS vị thành niên.

Lương Sơn: 100% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành LĐ -TB&XH huyện Lương Sơn, hiện toàn huyện có 139 trẻ hoàn cảnh, trong đó có 21 trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi; 93 trẻ khuyết tật, 3 trẻ bị HIV /AIDS; 1 trẻ bị xâm hại tình dục và 18 trẻ vi phạm pháp luật.

Kim Bôi: 100% trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - 9 tháng qua, huyện Kim Bôi đã rà roát và cấp 93.706 thẻ BHYT cho người dân, trong đó DTTS 75.826 thẻ; hộ nghèo 12.255 thẻ; hộ cận nghèo 1.242 thẻ; người có công 1.267 thẻ; đối tượng BTXH 1.471 thẻ và trẻ dưới 72 tháng tuổi 3.116 thẻ đạt 100%.

6 bệnh viện nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Theo Sở Y tế, toàn tỉnh hiện có 6 bệnh viện có tên trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gồm BVĐK các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Thủy và TP. Hòa Bình. Các bệnh viện này không có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống thu gom nước thải chưa tốt, gây ô nhiễm cho môi trường.

Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

(HBĐT) - Chiều 20/10, BCĐ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone (chương trình methadone) đã tổ chức họp đánh giá kết quả. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có các thành viên BCĐ, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, huyện Lương Sơn, TPHB.

66% số trẻ sinh ra được tiêm vắc xin viêm gan B

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 14 bệnh viện. Trong 9 tháng năm 2014, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh đạt 77,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm tại một số bệnh viện còn thấp: BVĐK Yên Thủy 37,8%, BVĐK Lạc Sơn 63,7%, BVĐK Đà Bắc 66,7%.

Đừng bỏ lỡ cơ hội được tiêm vắc xin sởi, rubella trong chiến dịch

(HBĐT) - Đã đến thời điểm tỉnh ta cùng cả nước đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella miễn phí lớn nhất từ trước đến nay cho toàn bộ trẻ từ 1 – 14 tuổi. Mọi công tác chuẩn bị cho đợt tiêm 1 (trong tháng 10, 11) đã hoàn tất. Các gia đình đừng bỏ lỡ cơ hội được tiêm vắc xin sởi, rubella trong chiến dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục