Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc tiếp nhận, điều trị bệnh nhi mắc cúm mùa.

Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc tiếp nhận, điều trị bệnh nhi mắc cúm mùa.

(HBĐT) - Khoảng từ đầu tháng 2 lại đây, dịch cúm mùa diễn ra khá phức tạp ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Theo thống kê của Trung tâm YTDP, trong tháng ghi nhận trên 700 ca bệnh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số liệu báo cáo trong hệ thống, trên thực tế, số ca bệnh cúm tại cộng đồng còn lớn hơn nhiều lần.

 

Thành phố Hòa Bình là một trong những địa bàn diễn biến “nóng” gia tăng số ca mắc bệnh cúm mùa. Chị Nguyễn Thị Giang ở tổ 13, phường Tân Thịnh cho biết: Mới đầu từ chồng, tiếp đó chỉ sau mấy ngày, đến hai đứa nhỏ nhà chị gặp phải các triệu chứng của cúm như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi. Gặp bệnh đúng vào dịp Tết nên gia đình không đi chơi được đâu, cũng hạn chế tiếp xúc với người thân vì lo yếu tố lây lan. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các nhà thuốc tư nhân như Nga Cách, Thanh Thúy trên đường Cù Chính Lan, Ngọc Khánh, Dung Dung trên đại lộ Thịnh Lang, Thu Hoài, Việt Hà gần cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh… thu hút rất đông khách hàng, chủ yếu khách đến mua thuốc điều trị cảm cúm.

 

Ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Sự thay đổi nóng, lạnh đột ngột của thời tiết trong những ngày qua là nguyên nhân gia tăng số ca mắc bệnh cúm mùa. Bệnh mắc chủ yếu ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người già nhưng cũng không loại trừ trường hợp người khỏe mạnh vẫn bị lây nhiễm. Đây là bệnh phổ biến do siêu vi khuẩn (vi rút) gây ra, về nguyên lý lây truyền trong không khí khi nói chuyện, nhảy mũi, ho, thở… giúp vi rút cúm có cơ hội tấn công vào đường hô hấp và cổ họng. Biểu hiện dễ gặp là chảy nước mũi nhiều và liên tục, đau đầu, chóng mặt và sốt. Các triệu chứng điển hình này thường xảy ra từ 1 – 4 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân mắc bệnh thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Trường hợp biến chứng, cúm có thể gây viêm phổi, viên cơ, tấn công vào hệ thần kinh. Đây cũng là loại bệnh khó phòng ngừa và điều trị.

 

Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, tuyên truyền rộng rãi về các biện pháp phòng - chống bệnh cúm, sởi, rubella… đang được hệ thống y tế dự phòng tích cực triển khai, đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích của việc tiêm phòng, tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và đảm bảo ATTP. Để nâng cao sức khỏe, chủ động phòng ngừa bệnh cúm, cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân: Phòng, ngừa bệnh cúm mang lại nhiều lợi ích cho gia đình, cộng đồng. Bệnh nhân thường tự hồi phục nhưng các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều ngày, có thể bị các biến chứng như viêm phổi, một vài trường hợp có thể tiến triển ác tính với sốt cao, khó thở, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Là bệnh của đường hô hấp nhưng gây ảnh hưởng trên toàn cơ thể người bệnh, lây nhiễm trên tất cả các nhóm tuổi. Hiện nay, chích ngừa cúm là biện pháp hữu hiệu giảm việc cúm trở nặng và chóng khỏi hơn. Việc chích ngừa cúm được thực hiện ở hầu hết các tuyến y tế cơ sở. Với người đã mắc cúm cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nên uống nhiều nước hoặc nước trái cây, trà nóng, xông hơi để mau khỏi bệnh, tránh hút thuốc, không nên tiếp xúc với người khác và trẻ nhỏ do bệnh dễ lây trong không khí. Nên mặc áo ấm, nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể có đủ năng lượng chống lại bệnh. Để giảm thiểu mắc cúm, cách phòng tốt nhất là tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bệnh. Hạn chế đến những chỗ đông người, sáng sớm phải mặc đủ ấm, giữ ấm bàn chân, bàn tay, cổ, ngực, đầu, ăn uống đủ chất, tránh ăn, uống thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng, giữ ấm nhà cửa. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.

 

 

                                                                        

 

                                                                     Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục