(HBĐT) - Theo báo cáo của ngành y tế, ngày 19/3/2015 tại xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu đã xảy ra vụ ngộ độc nấm nghiêm trọng. Nạn nhân là 5 người trong 1 gia đình. Đến ngày 23/3 đã có 2 người tử vong. Đến ngày 25/3, còn 3 người đang được cấp cứu tại Bệnh viên Bạch Mai (Hà Nội), trong đó, 2 người tiên lượng rất nặng, chi phí điều trị cao ( Báo Hòa Bình đã đưa tin). Nguyên nhân ngộ độc: ăn phải nấm độc mọc hoang dại, chế biến và sử dụng làm thức ăn.
Để tăng cường phòng chống ngộ độc nấm độc, hạn chế tối đa những trường hợp ngộc độc đáng tiếc xảy ra, Sở Y tế đã có công văn số 341, ngày 27/3/2015 gửi UBND các huyện, thành phố. Trong đó, khẩn trương thực hiện một số nội dung: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm do nấm độc đến tận hộ gia đình (đặc biệt là các hộ dân vùng sâu, vùng có đồi rừng) bằng các hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả (qua loa đài, truyền thông cả bằng tiếng Kinh, tiếng dân tộc; truyền thông trực tiếp tới các trưởng thôn, bản, trưởng họ; đặc biệt phải tuyên truyền đến đến những người ở trên nương rẫy, ở sâu trong rừng) để người dân tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại. Bệnh viên đa khoa các huyện, thành phố, phòng khám đa khoa khu vực, Trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, cấp cứu và điều trị kịp thời đúng phác đồ. Các đơn vị y tế báo cáo ca, vụ ngộ độc thực phẩm, ngộ độc do nấm độc theo đúng quy định để được chỉ đạo, xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa tử vong do ngộ độc./.
P.V(tổng hợp)
(HBĐT) - Sở NN & PTNT vừa ban hành văn bản số 265/SNN – TY, ngày 23/3/2015 về việc tăng cường các biện pháp trong công tác phòng, chống và khống chế bệnh dại.
(HBĐT) - Theo thông tin từ cơ quan chức năng, trên địa bàn huyện Mai Châu vừa xảy ra một vụ ngộ độc đặc biệt nghiêm trọng làm 2 người tử vong và 3 người đang phải điều trị tích cực.
(HBĐT) - Cùng với việc nâng cao chất lượng toàn diện trong giảng dạy và học tập, những năm qua, trường Trung cấp Y tế Hòa Bình đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, HIV/AIDS. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về tác hại của ma túy và hiểm họa khôn lường của HIV /AIDS.
(HBĐT) - Năm 1996, huyện Mai Châu phát hiện ca bệnh HIV đầu tiên tại khu vực thị trấn và tính đến hết năm 2014, toàn huyện có 98 người nhiễm HIV còn sống, 77 bệnh nhân AIDS và lũy tích số người tử vong do AIDS là 189. Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống HIV /AIDS, chống phân biệt, kỳ thị với người có HIV đã được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng.
(HBĐT) - Năm 2014, Trung tâm Phòng - chống HIV /AIDS đã tư vấn trước xét nghiệm cho 14.046 phụ nữ mang thai đến khám, kết quả có 11.952 phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV.
(HBĐT) - Dự án “Đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện Luật Người khuyết tật (NKT) ở tỉnh Hòa Bình qua tham vấn ý kiến của người dân và đề xuất giải pháp” (Dự án C2 - 005) do Liên hiệp các Hội KH -KT tỉnh triển khai thực hiện trong thời gian từ tháng 5/ 2014 - 1/2015 do Quỹ Hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ là nghiên cứu đầu tiên về tính hiệu quả và tính thực tế của Luật NKT tỉnh ta. Dự án đã góp tiếng nói nâng cao hiệu quả thực thi luật cũng như công tác quản lý, chăm sóc, bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.