Một số loại nấm độc phổ biến trên địa bàn tỉnh

Một số loại nấm độc phổ biến trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Từ lâu nay, người dân trong tỉnh, nhất là ở vùng sâu, xa đi rừng có thói quen hái nấm và sử dụng nấm trong bữa ăn. Trong đó không ít trường hợp hái nhầm nấm độc để lại hậu quả khôn lường. Theo thống kê của Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 8 vụ ngộ độc nấm rừng với 37 người nhiễm độc trong đó có 5 người tử vong.

 

So với các ngộ độc khác, ngộ độc nấm tuy không thường xuyên xảy ra nhưng có tỷ lệ tử vong cao nhất. Điển hình là năm 2009 tại huyện Đà Bắc xảy ra một vụ ngộ độc cả 2 người ăn đều tử vong. Gần đây nhất là ngày 25/3/2015, tại huyện Mai Châu xảy ra vụ ngộ độc nấm trong 1 gia đình làm 2 người tử vong, 3 người đang cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Hai người nhiễm độc rất nặng phải mất chi phí điều trị cao. Vậy làm cách nào để nhận biết nấm độc, nấm không độc và cách phòng tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra?

    

                       Một số loại nấm độc trên địa bàn tỉnh.

 

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Tạ Duy Kiên, Phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Nấm độc có rất nhiều loại có độc tố gây hại cơ thể. Sau khi sử dụng nấm độc gây nhiễm độc tế bào, gây độc thần kinh, kích thích dạ dày, các tác nhân dị ứng khác. Thường xuất hiện những triệu trứng sau khi ăn từ 6-24 giờ như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, chóng mặt, nhịp tim nhanh, tăng đường huyết, rối loạn điện giải. Sau 24-48 giờ biểu hiện khởi phát của bệnh viêm gan hay suy thận, hạ đường máu. Sau 3-5 ngày phá hủy tế bào gan, vàng, hôn mê, suy thận có thể biến chứng viêm cơ tim, rối loạn đông máu, co giật. Có loại nấm tỷ lệ gây tử vong lên đến 90% người nhiễm độc. Đối với những trường hợp nhiễm độc do nấm điều trị tốn kém và tỷ lệ tử vong cao.

   

                          Một số loại nấm độc trên địa bàn tỉnh.

 

Cũng theo bác sĩ Kiên, nấm rất phong phú về chủng loại, tuy nhiên nấm tự nhiên sử dụng ăn được và an toàn cho con người thì rất ít. Các loại nấm mọc ở rừng, bên đường đi hay bờ suối ở vùng sâu, xa người dân nên hết sức cẩn thận khi sử dụng. Có những loại nấm độc giống nấm trồng song có thể phân biệt bằng mắt thường bằng cách nhận biết hình dạng: Nấm độc dưới mũ có vành khăn, nhiều màu sắc sặc sỡ như trắng, vàng, đỏ rất bắt mắt, có mùi thơm hấp dẫn. Khi ăn nhầm nấm độc có những triệu trứng bệnh khởi phát trong vòng 6-24 giờ, người bệnh cần thực hiện những thao tác sơ cứu như gây nôn tại chỗ: móc họng, uống dung dịch gây nôn (mùn thớt và cách dân gian thường làm). Sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Tốt nhất là không nên ăn nấm hoang dại khi không xác định chắc chắn vì nấm độc rất dễ lẫn với nấm không độc. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, không ăn thử nấm, loại bỏ các nấm già, nấm đã ôi thiu. Không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc này chúng rất giống nhau, khó phân biệt; không ăn loại nấm khi cắt vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa; không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ...

 

                                                                        

 

                                                                         Việt Lâm

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục