Tiêm phòng đúng lịch là biện pháp tốt nhất phòng bệnh truyền nhiễm của trẻ nhỏ (Ảnh chụp tại khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Tiêm phòng đúng lịch là biện pháp tốt nhất phòng bệnh truyền nhiễm của trẻ nhỏ (Ảnh chụp tại khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh).

(HBĐT) - Sau khi đưa con đi bệnh viện về chị Bùi Thị H ở huyện Cao Phong chưa hết lo lắng. Chị cho biết: Mới đầu thấy cháu có biểu hiện ho nhẹ, sau đó ngày càng tăng, chị đưa con đi khám ở phòng khám ngoài thì được chẩn đoán bị viêm phế quản. Điều trị đến 10 ngày không đỡ chị đưa cháu lên tuyến tỉnh các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc ho gà. Theo lời chị H, dù đã 2 tuổi nhưng bé nhà chị mới chỉ tiêm được một mũi vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi. Sau đó vì lý do hay ốm nên trẻ chưa được tiêm thêm mũi nào nữa.

 

Bác sĩ Mai Đức Sỡi, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cơ thể non nớt và nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, việc tiêm chủng rất quan trọng vì giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh. Hiện tại, các bệnh truyền nhiễm vẫn đang lưu hành ví dụ như ho gà, bạch hầu, sởi, bệnh bại liệt Việt nam đã thanh toán từ năm 2000 nhưng các nước trong khu vực bệnh vẫn lưu hành đây là yếu tố nguy cơ nếu không tiêm đúng đúng lịch. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 4 trường hợp mắc bệnh ho gà do chưa đến lịch tiêm và chưa được tiêm chủng.  Nguyên nhân là do nhận thức về lợi ích của tiêm chủng của các bà mẹ còn hạn chế nhiều người chưa quan tâm đến việc tiêm chủng, chỉ khi có bệnh mới đến cơ sở y tế. Mặt khác các bà mẹ lo lắng khi đưa con đi tiêm chủng vì lo sợ những tác dụng phụ của thuốc và sự an toàn cho trẻ khi tiêm chủng. Các phương tiện truyền thông thường đưa các trường hợp tai biến sau tiêm chủng kể cả chưa có kết luận của hội đồng chuyên môn của ngành y tế gây hoang mang cho các bà mẹ. Do vậy để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm bố mẹ của trẻ cần đưa con đi tiêm chủng đúng lịch theo phiếu hẹn của cơ sở y tế. Để tránh những tai biến có thể  xảy ra, cha mẹ cần lưu ý trước và sau khi tiêm  vắc xin cho trẻ. Trước tiên, bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi đi tiêm. Nếu trẻ đang có bệnh thì cần trao đổi với bác sĩ để bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc, quyết định xem bé có chỉ định tiêm hay hoãn tiêm không. Những trẻ có bệnh mãn tính thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho trẻ về việc khi nào có thể tiêm chủng và cơ sở y tế tiêm chủng thích hợp cho trẻ vì những trẻ này có khả năng bị phản ứng phụ nặng hơn trẻ khỏe mạnh, cần tiêm chủng ở nơi có đủ điều kiện cấp cứu. Việc trả lời cẩn thận, đầy đủ các câu hỏi sàng lọc trước khi tiêm cũng rất quan trọng vì một số tình trạng dị ứng thuốc, thức ăn, dị tật bẩm sinh, các thuốc đang sử dụng hoặc việc truyền máu, globulin miễn dịch là chống chỉ định (không được tiêm) đối với một số vắc-xin. Nếu trẻ đã từng nằm bệnh viện, bố mẹ cần trình giấy xuất viện cho bác sĩ xem khi khám sàng lọc cho trẻ. Bố mẹ cũng nên xem các bảng áp-phích về tiêm chủng an toàn và lịch tiêm ngừa treo ở các điểm tiêm chủng để biết quy trình tiêm chủng an toàn phải như thế nào và con mình có được chỉ định thuốc tiêm ngừa đúng lịch hay không. Nếu thấy có bất cứ điều gì không phù hợp, bố mẹ trẻ nên hỏi lại bác sĩ và nhân viên y tế để tránh việc nhầm lẫn. Bố mẹ trẻ cũng có quyền từ chối tiêm cho trẻ nếu thấy nhân viên y tế không tuân theo quy trình tiêm chủng an toàn do Bộ Y tế ban hành.

Sau khi tiêm, bố mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ, sớm phát hiện những điểm bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Bố mẹ phải cho trẻ ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi xem trẻ có những biểu hiện dị ứng với thuốc không. Về nhà, tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 đến 48 giờ sau tiêm. Nếu trẻ sốt trên 39 độ C, co giật, tím tái, khò khè, khó thở, khóc thét, khóc dai dẳng không dứt, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to, tấy đỏ… thì bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị. Cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm chủng và đưa con đi tiêm chủng lần sau theo phiếu hẹn

Đưa con đi tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR và các bệnh truyền nhiễm khác là trách nhiệm, nghĩa vụ và tình thương của cha mẹ”. Đồng thời để chủ động phòng bệnh cho con, cha mẹ cần tăng cường vệ sinh khi chăm sóc con trẻ, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là các biện pháp cơ bản và hiệu quả phòng chống bệnh tật cho trẻ em.

 

 

                                                                                  Việt Lâm

 

 

Lịch tiêm chủng cho trẻ em

STT

Tuổi của trẻ

Vắc xin sử dụng

1

Sơ sinh

BCG

Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ

2

Đủ 02 tháng

DPT-VGB-Hib mũi 1

OPV lần 1

3

Đủ 03 tháng

DPT-VGB-Hib mũi 2

OPV lần 2

4

Đủ 04 tháng

DPT-VGB-Hib mũi 3

OPV lần 3

5

Đủ 09 tháng

Sởi mũi 1( từ tháng 6/2015 đã thực hiện tiêm vắc xin sởi – rubella thay thế vắc xin sởi đơn liều)

6

Đủ 18 tháng

DPT mũi 4

Sởi mũi 2( từ tháng 6/2015 đã thực hiện tiêm vắc xin sởi – rubella thay thế vắc xin sởi đơn liều)

 * Nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch thì cần tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó.

 Vắc xin viêm não Nhật Bản

Vắc xin

Tuổi của trẻ

Lần tiêm

Viêm não Nhật Bản

trẻ em  được tuổi

Mũi 1

(≥1 tuổi)

Mũi 2

(sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần)

Mũi 3

(1 năm sau mũi 2)

 

 

 

         

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục