Cán bộ Ban Tuyên giáo (Hội LHPN tỉnh) phát tờ rơi tuyên truyền về phòng - chống TNXH cho hội viên phụ nữ xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

Cán bộ Ban Tuyên giáo (Hội LHPN tỉnh) phát tờ rơi tuyên truyền về phòng - chống TNXH cho hội viên phụ nữ xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

(HBĐT) - Liệu pháp điều trị kháng retrovirus (gọi tắt là điều trị ARV) là thuốc điều trị dùng cho những người bị HIV/AIDS, có tác dụng làm giảm sự phát triển của virus HIV và làm chậm giai đoạn HIV sang AIDS, nhờ đó làm tăng số lượng tế bào T CD4, làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan tới AIDS.

 

Dùng ARV cho người có HIV được nhìn nhận là một trong những biện pháp tích cực giúp người có HIV cải thiện sức khoẻ và kéo dài   thời gian sống. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có HIV   và những người liên quan đều hiểu rõ điều đó. Chính vì vậy, chuyên mục mong muốn giới thiệu cho các bạn trẻ, những người đang sống chung với HIV, thông tin cơ bản nhất điều trị ARV theo quy định mới nhất của Bộ Y tế.

 

Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế,  tâm lý và  xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS. Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm và người bệnh đã sẵn sàng điều trị. Hiện nay, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã ban hành quy định mới về tiêu chuẩn điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Đây là bước tiến quan trọng tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp cận sớm với điều trị ARV, tăng hiệu quả điều trị hướng đến đạt được mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV ở người lớn và trẻ trên 5 tuổi theo chỉ số CD4 từ dưới hoặc bằng 350 tế bào/mm3 thành dưới hoặc bằng 500 tế bào/mm3. Điều này nghĩa là bệnh nhân không phải chờ  đến khi tế bào CD4 giảm xuống dưới hoặc bằng mức 350 tế bào/mm3 mới được chỉ định khởi động điều trị ARV. Tiêu chuẩn mới cũng nêu rõ: Tất cả phụ nữ nhiễm HIV mang thai hay đang cho con bú đều được điều trị thuốc kháng virus ARV sớm hơn thay vì hướng dẫn khởi động điều trị dự phòng mẹ con từ tuần thai thứ 14 như trước đây, có vai trò dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nhằm thực hiện mục tiêu không có ca nhiễm HIV mới, đặc biệt trong nhóm trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virut HIV. Việc điều trị ARV cho các đối tượng là người có bạn tình hay vợ/chồng không bị nhiễm HIV; bệnh nhân đồng nhiễm virut viêm gan B, C; bệnh nhân nằm trong các nhóm nguy cơ cao là những người tiêm chích ma tuý, mại dâm, đồng tính nam; người nhiễm HIV trên 50 tuổi, người nhiễm HIV sống và làm việc tại miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa... được điều trị bằng ARV ngay khi có phát hiện HIV mà không phụ thuộc vào chỉ số CD4. Với trẻ dưới 5 tuổi, chỉ định điều trị ARV sẽ dành cho tất cả trẻ dưới 5 tuổi nhiễm HIV không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4. Trẻ dưới 18 tháng tuổi nếu có xét nghiệm PCR dương tính hoặc xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính và có biểu hiện nấm miệng, viêm phổi nặng, nhiễm trùng nặng... cũng sẽ được điều trị ARV. Thay đổi này sẽ góp phần giảm tỷ lệ bệnh cơ hội cũng như tỷ lệ tử vong trên trẻ nhỏ nhiễm HIV.

 

Những thay đổi này giúp người bệnh sớm tiếp cận được điều trị ARV, nâng cao hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh, mang lại lợi ích cho dự phòng lây nhiễm HIV, góp phần khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng, thực hiện mục tiêu chiến lược phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ. Điều trị ARV có tác dụng ngăn ngừa lây truyền HIV. Những người nhiễm HIV khi được điều trị bằng thuốc ARV sẽ giảm nguy cơ gây nhiễm cho người không nhiễm HIV khi có tiếp xúc với máu và dịch sinh học. Ngoài ra, khi điều trị ARV sớm, người nhiễm HIV được bảo vệ sức khỏe vẫn có thể lao động bình thường và giảm được chi phí điều trị ARV.

 

 

 

                                                                             PV (TH)

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục