Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ 11- HĐND tỉnh khóa XV được tổ chức vào tháng 7 vừa qua, đã thông qua Nghị quyết: Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại “Đề án đào tạo bác sỹ và dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2020”, ban hành kèm theo Nghị quyết số 151, ngày 21/7/2010 của HĐND tỉnh Hòa Bình. Từng câu, chữ trong nội dung Nghị quyết được các đại biểu xem xét, bàn thảo kỹ lưỡng để đảm bảo một phương án chạy nước rút mà điểm đến là năm 2020 (năm kết thúc đề án) tỉnh ta sẽ có 8,5 bác sỹ/1 vạn dân.

 

Xuất phát từ thực tế thiếu trầm trọng đội ngũ bác sỹ công tác trong các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là tuyến cơ sở, tháng 7/2010, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 151 thông qua Đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2020”. Mục tiêu của Đề án là từ năm 2010-2016 cử được 285 người đi học để đến năm 2020 có thêm 285 bác sỹ tuyến y tế cơ sở. Hình thức đào tạo gồm: đào tạo bác sỹ liên thông; bác sỹ chính quy theo địa chỉ; dược sỹ liên thông; dược sỹ chính quy theo địa chỉ. Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí (học phí và đào tạo), nguồn kinh phí dự chi cho việc thực hiện Đề án này là trên 27 tỷ đồng. Sau khi tốt nghiệp, người được cử đi  học theo Đề án sẽ được Sở Nội vụ và Sở Y tế phối hợp phân công công tác. Đối với bác sỹ, dược sỹ đào tạo loại hình liên thông phải công tác tại Hòa Bình ít nhất 12 năm; đối với loại hình đào tạo chính quy theo địa chỉ phải làm việc tại tỉnh Hòa Bình ít nhất 15 năm. Nhìn tổng thể, những quy định được đưa ra trong Đề án khá hấp dẫn, tuy nhiên, khi triển khai, thực hiện đã gặp phải không ít khó khăn. Theo báo cáo của ngành Y tế: tính đến năm 2014 (đã qua hơn nửa chặng đường), tất cả các loại hình đào tạo đều không đạt theo kế hoạch. Kinh phí giải ngân chỉ đạt 5,64%. Nguyên nhân chính là có một số quy định trong Đề án không phù hợp với điều kiện thực tế. Thời gian qua, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Tây Bắc quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tỉnh hàng năm phân bổ chỉ tiêu đào tạo bác sỹ theo địa chỉ sử dụng. Tuy nhiên, do phải thực hiện quy chế tuyển sinh đại học nên không thực hiện được kế hoạch của Đề án 151. Nhằm khắc phục tình trạng này ngành y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Tờ trình  “Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Đề án 151”, trình HĐND tỉnh xem xét. Tại phiên bế mạc kỳ họp  thứ 11- HĐND tỉnh khóa XV đã thông qua nghị quyết : Sửa đổi bổ sung một số quy định tại Đề án này. Theo đó, tên gọi Đề án được sửa đổi thành: “Đề án đào tạo và thu hút bác sỹ phục vụ tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”. Về điều kiện, tiêu chuẩn đối tượng đào tạo được sửa đổi thành:  Đào tạo liên thông (chuyên tu 4 năm), đối tượng là CB,CC, VC hiện đang công tác các cơ sở y tế công lập tỉnh Hòa Bình, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; Cam kết công tác lâu dài tại đơn vị cử đi học; Được hội đồng xét tuyển của tỉnh cử đi học. Phần hỗ trợ kinh phí quy định rõ: Đối với loại hình đào tạo liên thông (chuyên tu): CB,CC,VC tuyến xã được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%; tuyến huyện  70% và tuyến tỉnh 50% chi phí đào tạo (không bao gồm tiền nhà, tiền tài liệu). Với loại hình đào tạo chính quy (đỗ thẳng đại học) và chính quy theo địa chỉ, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 100% chi phí đào tạo (không bao gồm tiền nhà ở, tiền tài liệu). Về chính sách thu hút bác sỹ về công tác tại các cơ sở y tế trong tỉnh được chia thành 3 mức: công tác tại tuyến tỉnh được hỗ trợ 50 triệu đồng; tuyến huyện được hỗ trợ 80 triệu đồng; công tác tại tuyến xã, phường, thị trấn được hỗ trợ 100 triệu đồng (hưởng 1 lần ngay khi có quyết định tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền). Nghị quyết này cũng quy định rõ chỉ tiêu thu hút là 128 bác sỹ về công tác tại tuyến y tế cơ sở của tỉnh. Tổng kinh phí dành cho việc thu hút nhân lực này được dự kiến 10.240 triệu đồng (trích từ nguồn ngân sách tỉnh thực hiện Nghị quyết 151, ngày 21/7/2010 của HĐND tỉnh).

 

Đã đi qua hơn nửa chặng đường, phân tích rõ mặt được và chưa được, những nút thắt cần được tháo gỡ, ngành y tế đã tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trên cơ sở đánh giá tình hình một cách kỹ lưỡng, cùng với những ý kiến đóng góp dân chủ, trách nhiệm của các đại biểu HĐND, nội dung Đề án “ Đào tạo và thu hút bác sỹ phục vụ tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Hòa Bình đến năm 2020” đã được sửa đổi hoàn thiện hơn. Theo nhận định của đồng chí Trần Quang Khánh, giám đốc Sở Y tế tỉnh: sự điều chỉnh này sẽ là một hướng mở để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế hướng tới mục tiêu thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 

 

 

Thúy Hằng   

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tiêm phòng đúng lịch là biện pháp tốt nhất phòng bệnh truyền nhiễm của trẻ nhỏ (Ảnh chụp tại khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh).
Đại diện Trung ương Hội, tỉnh Hội và các nhà tài trợ trao xe đạp cho học sinh mồ côi, con thương binh nghèo huyện Lương Sơn.
Giảng viên trao đổi kiến thức với học viên tại lớp tập huấn.

Nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng

(HBĐT) - Chi Đoàn thanh niên Văn phòng Tỉnh ủy vừa phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh và tham gia các chương trình do Đoàn khối các cơ quan tỉnh tổ chức.

Khánh thành bảng tin thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sáng ngày 19/8, Ban thường vụ huyện đoàn Kỳ Sơn đã tổ chức khánh thành bảng tin thanh niên tại xã Độc Lập.

Phạt nặng hành vi kết hôn với người cùng dòng máu trực hệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đưa nội dung bình đẳng giới vào hương ước, quy ước

(HBĐT) - Vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức các hoạt động xây dựng mô hình điểm “Xây dựng sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới”. Đưa các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới vào trong hương ước, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố. Từ đó, giúp người dân có nhận thức đúng về bình đẳng giới và thực hiện các hành vi có chuẩn mực, văn hóa tại cộng đồng.

Phụ nữ huyện Yên Thủy chung tay phòng - chống tệ nạn xã hội

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Phi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Yên Thủy cho biết: Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01, ngày 8/5/2002 của Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an về “Quản lý, giáo dục con, em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội (TNXH)”, Hội LHPN huyện Yên Thủy đã lấy đó làm cơ sở quan trọng, định hướng trong công tác quản lý, giáo dục con em trong gia đình.

Tập huấn công tác theo dõi giám sát về NS& VSMT

(HBĐT) - Trong 2 ngày (17-18/8), tại Trung tâm thương mại Aplaza, Trung tâm thanh thiếu niên T.Ư phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác theo dõi giám sát về NS& VSMT cho cán bộ Đoàn chủ chốt khu vực phía Bắc năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục