Một điểm bán đồ ăn chín trên địa bàn phường Phương Lâm (TPHB) ngay sát lòng đường, thiếu dụng cụ che chắn.

Một điểm bán đồ ăn chín trên địa bàn phường Phương Lâm (TPHB) ngay sát lòng đường, thiếu dụng cụ che chắn.

(HBĐT) - Sơ sài, bụi bặm, thiếu ngăn nắp. Đó là những cảm nhận ban đầu khi thoáng nhìn những quầy bán thực phẩm chín, thức ăn, đồ uống làm sẵn tại các điểm chợ nông thôn, khu vực trung tâm các phường, xã, thị trấn. Theo phân cấp, UBND cấp xã có trách nhiệm QLNN về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong phạm vi địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã có thể phạt đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về ATTP. Trên thực tế, công tác quản lý VSATTP tuyến xã còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc.

 

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng trạm y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo ATVSTP phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) cho biết: Việc quản lý ATVSTP trên địa bàn phường vẫn được thực hiện thường xuyên. Hàng năm phường đều tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra về vấn đề này. Tuy nhiên, việc kiểm tra hầu như không xử phạt mà chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền. Trên địa bàn phường hiện có 44 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý của phường, đây là những hộ có giấy phép kinh doanh. Ngoài ra còn các trường hợp như bán cháo, xôi ở vỉa hè, xe đẩy thức ăn không thống kê nhưng vẫn nắm để quản lý và hầu hết đối tượng này không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy khám sức khoẻ.

 

Cũng trong tình cảnh tương tự, bà Đinh Thị Mịn, Trưởng trạm y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo ATVSTP thị trấn Cao Phong (Cao Phong) cho biết: Việc kiểm tra về ATVSTP vẫn được tiến hành tập trung vào các thời điểm như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu nhưng cũng chỉ nhắc nhở tuyên truyền là chính, thời gian qua chưa xử phạt trường hợp nào. Hiện trên địa bàn có hơn 40 hộ kinh doanh thực phẩm, chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Khi kiểm tra chủ yếu kiểm tra hộ kinh doanh có đảm bảo yêu cầu về thủ tục hành chính như có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy khám sức khỏe của người kinh doanh, điểm kinh doanh có đảm bảo vệ sinh môi trường, hộ kinh doanh có tham gia các lớp tập huấn về VSATTP hay không, còn để kết luận thực phẩm có bảo đảm ATTP không thì không có căn cứ, cơ sở vì không có thiết bị kiểm tra.

 

Qua tìm hiểu cho thấy, việc kiểm tra ATVSTP ở tuyến xã, phường, thị trấn chủ yếu bằng cảm quan do thiếu thiết bị và người làm công tác chuyên môn. Thành viên Ban chỉ đạo ATVSTP đều kiêm nhiệm, hoạt động mua bán phần lớn diễn ra vào sáng sớm và cuối giờ chiều, buổi tối, ban đêm nên việc tổ chức đoàn kiểm tra gặp khó khăn. Bên cạnh đó, cán bộ chuyên trách về ATVSTP cơ bản không được đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ yếu thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn. Kinh phí để thực hiện công tác ATVSTP cũng hạn hẹp. Qua tìm hiểu tại một số đơn vị, ngoài việc cắt băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền ra thì không tổ chức thêm hoạt động gì vì không có kinh phí. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng trạm y tế, Phó Ban chỉ đạo ATVSTP phường Phương Lâm, mặc dù công tác quản lý Nhà nước đúng là còn những bất cập, khó khăn nhưng cũng phải nói đến ý thức của người kinh doanh và chính người tiêu dùng cũng cần phải được nâng lên. Bản thân người kinh doanh cần chấp hành đúng quy định vì thực tế đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ những quy định đó không phải là quá khó để không thực hiện được như chỗ bày bán thức ăn cần sạch sẽ, cách biệt các nguồn ô nhiễm, đeo tạp giề, găng tay khi chế biến thức ăn, có dụng cụ che chắn thức ăn không để bụi bẩn, tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, khám sức khoẻ. Người tiêu dùng không tiếp tay cho những hành vi buôn bán không đúng quy định như không mua hàng ở những cửa hàng không đảm bảo vệ sinh, buôn bán ngay vỉa hè, lòng đường.

 

Bà Hoàng Thị Thuỷ, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Theo quy định, trách nhiệm QLNN về ATTP được thực hiện phân cấp theo thẩm quyền, đối với tuyến cơ sở do UBND cấp xã quản lý. Về phía ngành y tế theo hệ thống ngành dọc, công tác tuyên truyền, triển khai các hoạt động trong lĩnh vực này vẫn được triển khai thường xuyên đến cơ sở. Để thực hiện hiệu quả chính quyền cơ sở cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong quản lý ATTP tại địa bàn mình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người SX-KD chấp hành nghiêm quy định của nhà nước về ATTP, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, buôn bán vì sức khoẻ của người dân và cộng đồng.

 

 

 

                                                                                       Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục