Sỏi, đá tràn vào ruộng sau trận mưa lũ ngày 17 - 18/9 theo người dân, nguyên nhân là do việc san lấp mặt bằng của dự án và khai thác quặng gây nên. (ảnh chụp tại ruộng nhà ông Nguyễn Văn Vi, xóm Bu Chằm, xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn).

Sỏi, đá tràn vào ruộng sau trận mưa lũ ngày 17 - 18/9 theo người dân, nguyên nhân là do việc san lấp mặt bằng của dự án và khai thác quặng gây nên. (ảnh chụp tại ruộng nhà ông Nguyễn Văn Vi, xóm Bu Chằm, xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Đường dây nóng của Báo Hoà Bình nhận được phản ánh của người dân ở xóm Bu Chằm, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) về tình trạng một số doanh nghiệp giới thiệu là người của Bộ Công an (Dự án Trung tâm lưu trữ hồ sơ phòng, chống tội phạm - C53 Bộ Công an) vào khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi dòng chảy và gây thiệt hại về hoa màu. Phóng viên Báo Hoà Bình đã thâm nhập cơ sở xác minh, làm rõ nội dung này.

 

Vị trí người dân phản ánh xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản ở khu Gốc Nhội - thuộc diện tích của dự án Trung tâm lưu trữ hồ sơ phòng, chống tội phạm - C53 Bộ Công an. Theo thông tin người dân nơi đây cho biết, từ khi triển khai dự án, việc san lấp mặt bằng đã làm thay đổi dòng chảy của suối Trại Khoai. Đặc biệt, với nhiều lý lẽ đưa ra như để khơi dòng suối, lấy sỏi đi kiểm tra chất lượng làm nền đường giao thông, doanh nghiệp đã ngày đêm cày xới lòng suối để khai thác quặng. Đến nay, sau nhiều lần kiến nghị và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, tình trạng này đã chấm dứt, nhưng người dân lo ngại những hoá chất độc hại như thuỷ ngân vẫn tồn đọng trong nguồn nước và đất.

 

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Vũ Lực, Bí thư chi bộ xóm Bu Chằm cho biết, tình trạng khai thác, vận chuyển quặng cũng là vấn đề khiến người dân lo ngại vì sẽ làm hỏng đường giao thông. Cách đây chưa lâu, một nhóm người cũng giới thiệu là người của Bộ Công an vào khai thác quặng và người dân xóm Bu Chằm đã chặn đường, nhờ sự can thiệp của Công an huyện tình trạng này mới được ngăn chặn.

 

Có mặt tại vị trí người dân phản ánh, phóng viên dễ dàng nhận thấy một đoạn suối dài có những hố nước sâu, nhiều vị trí bị cày xới trơ sỏi, đá. Con suối bị chặn ngang dòng để làm đường vào dự án nhưng chỉ được lắp đặt cống có đường kính khiêm tốn. Theo người dân nơi đây, đó là nguyên nhân làm thay đổi dòng chảy và đất đá tràn vào ruộng của họ. Từ vị trí khai thác quặng, nhìn xuôi theo dòng suối ngổn ngang sỏi, đá đang “mắc kẹt” trên ruộng của bà con sau trận lũ ngày 17 - 18/9. Gia đình ông Nguyễn Văn Vi ở  đối diện với vùng đất của dự án là một trong những hộ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với  hơn 1.000 m2 ruộng lúa bị sỏi, đá đè bẹp. ông Vi cho biết: “Vì ngăn dòng suối, lại múc sỏi, đá lên nên lũ đến cuốn hết vào ruộng, giờ chỉ còn cách thuê máy múc ra thôi”. Cùng chung tình cảnh như gia đình ông Vi, còn có hộ ông Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Hoà.

 

Ông Nguyễn Văn Luyến, Trưởng xóm Bu Chằm cho biết: Trước khi triển khai dự án, đại diện của xóm và dự án đã ký bản cam kết với một số nội dung cần tuân thủ như: bảo đảm ANTT; không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, không sử dụng hoá chất làm ảnh hưởng đến nguồn nước; không làm ảnh hưởng đến đồng ruộng, hoa màu của nhân dân và nếu có thì dự án có trách nhiệm bồi thường thoả đáng cho nhân dân. Nhiều sự việc đã xảy ra, còn chủ dự án (theo như bản cam kết mà ông Nguyễn Văn Luyến, Trưởng xóm Bu Chằm cung cấp thì người đại diện của dự án là bà Nguyễn Thị Bích Hồng, chủ dự án - PV) nghe đâu bà ấy chuyển đi xa rồi, gọi điện thoại không nghe máy.

 

Trao đổi về những vấn đề trên, đồng chí Nguyễn Trọng Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Minh cho rằng, những thiệt hại về hoa màu của một số hộ dân ở xóm Bu Chằm là do ảnh hưởng của trận mưa, lũ ngày 17 - 18/9, nhiều diện tích hoa màu của người dân ở các xóm khác trong xã cũng bị đất, đá gây thiệt hại nên không thể đổ lỗi là do dự án gây ra. Còn tình trạng khai thác vàng như người dân phản ánh, chính quyền cũng không khẳng định được là có hay không vì không có bằng chứng. Những hộ bị thiệt hại, xã đã thống kê và gửi danh sách lên huyện.

 

Từ những phản ánh của người dân và qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng, những vấn đề lo ngại của người dân là có cơ sở. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, góp phần định hướng dư luận và giải toả những búc xúc trong dân.

 

                                                                                           

                                                                          Viết Đào (CTV)

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục