(HBĐT) - Thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

 

Trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia về DS/KHHGĐ, năm 2015, tỉnh bắt đầu triển khai chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại thành phố Hoà bình, huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn. Để mọi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh đã tổ chức các đợt truyền thông đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng có mức sinh cao, giúp các cặp vợ chồng, đặc biệt là phụ nữ mang thai thấy được tầm quan trọng của việc sàng lọc trước sinh, sơ sinh và tham gia thực hiện sàng lọc. Bên cạnh đó, Chi cục đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản T.Ư tổ chức các lớp tập huấn về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số tại tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện nay, bước đầu mới cung cấp dịch vụ sàng lọc cho 3 địa phương là thành phố Hoà Bình, huyện Kỳ Sơn và Lương Sơn, từ đó tiếp tục nhân rộng đến các địa bàn khác trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, trên các kênh xã hội hoá đã thực hiện việc sàng lọc trước sinh siêu âm cho thai phụ từ các cơ sở y tế như: Bệnh viện Đa khoa, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản, trung tâm tư vấn - dịch vụ KHHGĐ và cơ sở y tế ngoài công lập. Về sàng lọc sơ sinh, hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện xét nghiệm phát hiện bệnh suy giáp bẩm sinh cho trẻ. 

Theo đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS/ KHHGD: Để phát hiện và xác định các nguyên nhân gây ra dị tật, bệnh bẩm sinh ở thai nhi và trẻ sơ sinh, thai phụ cần đến khám và thực hiện sàng lọc theo hướng dẫn của bác sĩ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Đối với sàng lọc trước sinh các thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ: siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy khi tuổi thai từ 11 - 14 tuần và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác. Trong 3 tháng giữa thai kỳ: thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khi tuổi thai từ 14 - 21 tuần; siêu âm hình thái và cấu trúc các cơ quan của thai nhi khi tuổi thai từ 20 - 24 tuần nhằm phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch, ở lồng ngực, dị tật của dạ dày - ruột, sinh dục - tiết niệu, xương... Trong 3 tháng cuối thai kỳ: không có chỉ định sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên, các bà mẹ mang thai cần siêu âm trong thai kỳ để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi và tiên lượng cho kỳ sinh. Đối với sàng lọc sơ sinh cần phải lấy máu gót chân trẻ 48 giờ sau sinh nhằm phát hiện: suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản thượng thận bẩm sinh và một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khác. 

Việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình nào mà chính là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới hạn chế đến mức thấp nhất khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra.

 

                                                                            Hồng Ngọc

 

 

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị.
Cán bộ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh luôn có các hoạt động tư vấn chia sẻ thông tin với người dân.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh thăm hỏi, chia sẻ, tặng quà các gia đình của công nhân trong vụ sập hầm khu vực thăm dò khai thác than xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc.
Toàn cảnh hội thảo.

Kết quả bước đầu thực hiện tiêu chí xây dựng nhà ở nông thôn

(HBĐT) - Theo đề án được tỉnh ta phê duyệt từ năm 2012 về xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030, đối với tiêu chí về nhà ở dân cư phấn đấu xây dựng mới, nâng cấp, chỉnh trang trên 56.500 nhà ở, trong đó, xây mới 14.967 nhà, nâng cấp, chỉnh trang 33.556 nhà với kinh phí thực hiện trên 1.718.800 triệu đồng. Trong đó, riêng giai đoạn 2012-2015 là 235.490 triệu đồng. Nguồn kinh phí sẽ được trích từ NSNN, huy động các doanh nghiệp, vốn tín dụng, nhân dân đầu tư và huy động khác.

Đoạn đường “hành xác”

(HBĐT) - Thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) có 2 con đường nối vào đường Hồ Chí Minh là đoạn QL 12 B và đường nhánh, thì cả hai đều nằm trong tình trạng bụi bặm, lầy lội và nhếch nhác là nỗi kinh hoàng của người dân địa phương và người tham gia giao thông.

Tiêu huỷ hàng hoá vi phạm trị giá gần 120 triệu đồng

(HBĐT) - Ngày 24/11, Chi cục QLTT đã tổ chức tiêu huỷ hàng hoá vi phạm do lực lượng tịch thu được từ tháng 8 – 11/2015.

Lạc Thủy vẫn “nóng” tình trạng sinh con thứ 3 trở lên

(HBĐT) - Là địa phương nhiều năm “nóng” tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, từ đầu năm đến nay, 100% xã, thị trấn của huyện Lạc Thủy vẫn có cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó, phải kể đến chế tài xử lý các trường hợp sinh con thứ 3 chưa có tính răn đe, kinh phí hoạt động cho công tác DS /KHHGĐ còn hạn chế, một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác DS / KHHGĐ...

Chương trình tình nguyện mùa đông năm 2015 tại xã Văn Nghĩa (huyện Lạc Sơn)

(HBĐT) - Ngày 21/11, tại chi xóm Kén, trường Tiểu học Văn Nghĩa (Lạc Sơn, Hòa Bình), Đoàn phường Quan Hoa (Quận Cầu giấy, Hà Nội) phối hợp với đoàn xã Văn Nghĩa tổ chức chương trình Tình nguyện Mùa đông năm 2015. Tham dự chương trình có đồng chí Phạm Văn Triển - Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy Quận Cầu Giấy cùng 32 tình nguyện viên của Đoàn.

Trường hợp đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ

(HBĐT) - Hỏi: Đảng viên Nguyễn Văn A đã có vợ và 2 con, nhưng vợ đảng viên A mắc bệnh hiểm nghèo mất năm 2008. Năm 2011, đảng viên A kết hôn với Nguyễn Thị B (có 1 con nhưng đã ly hôn). Sau khi tái hôn vợ chồng đảng viên A đã sinh 2 lần được 2 con chung. Vậy đảng viên A có vi phạm Quy định số 181, ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị không?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục