Cán bộ Trung tâm DS /KHHGĐ huyện Lạc Thủy chuẩn bị thuốc, vật tư cung ứng cho các xã, thị trấn trên địa bàn.
(HBĐT) - Là địa phương nhiều năm “nóng” tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, từ đầu năm đến nay, 100% xã, thị trấn của huyện Lạc Thủy vẫn có cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó, phải kể đến chế tài xử lý các trường hợp sinh con thứ 3 chưa có tính răn đe, kinh phí hoạt động cho công tác DS /KHHGĐ còn hạn chế, một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác DS / KHHGĐ...
Theo thống kê của Trung tâm DS /KHHGĐ huyện Lạc Thủy, 9 tháng qua, toàn huyện có 15/15 xã, thị trấn ghi nhận cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên với tổng số 52 trẻ. Nhiều nhất là xã Phú Thành (12 trẻ), xã An Bình (8 trẻ); xã Phú Lão và Yên Bồng (6 trẻ)... Đồng chí Vũ Việt Tùng, Giám đốc Trung tâm DS /KHHGĐ huyện Lạc Thủy cho biết: Khác với mọi năm, từ đầu năm đến nay, toàn huyện chưa có cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS /KHHGĐ. Các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên chủ yếu là rơi vào các gia đình lao động tự do, kinh doanh, buôn bán. Những năm gần đây, cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên chủ yếu ở các gia đình có con 1 bề là gái, mong muốn có được con trai nối dõi tông đường hay các gia đình khá giả có điều kiện sinh con với tâm lý “đông con, đông của”. Tuy nhiên, năm nay, sinh con thứ 3 trở lên có cả ở gia đình 2 con “đủ nếp, đủ tẻ”; có cả gia đình làm nông nghiệp, khó khăn... Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến công tác tuyên truyền, cán bộ DS /KHHGĐ không thể phân loại đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 trở lên để tập trung tuyên truyền. Cùng với đó, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về DS /KHHGĐ đến tháng 5/2015 mới được giao chỉ tiêu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chuyên môn của những tháng trước đó.
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông từ cơ sở là giải pháp của huyện Lạc Thủy trong thời điểm hiện nay nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, nâng cao chất lượng dân số. Tại các KDC, hệ thống loa, đài đã phát thanh được 1.018 cuộc tuyên truyền về chính sách, pháp luật DS /KHHGĐ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số và trẻ em, Chỉ thị số 13/CT-UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện công tác DS /KHHGĐ nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên...; toàn huyện đã tuyên truyền lồng ghép 854 buổi cuộc họp, tư vấn và thăm các hộ gia đình được gần 5.000 buổi; cấp phát hàng trăm tờ rơi, tờ gấp, sách có nội dung tuyên truyền DS /KHHGĐ cho các xã, thị trấn làm tài liệu tuyên truyền tại cộng đồng...
Cũng theo đồng chí Vũ Việt Tùng, để từng bước giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, ngành DS /KHHGĐ huyện tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi bằng nhiều hình thức; tổ chức tốt các chiến dịch, hoạt động dịch vụ thường xuyên để đáp ứng nhu cầu người dân về dịch vụ CSSKSS / KHHGĐ; củng cố và ổn định hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS /KHHGĐ... Ngoài ra, bên cạnh nỗ lực không ngừng của ngành DS / KHHGĐ rất cần sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của ngành chức năng trong tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ quan tâm và ý thức về công tác DS /KHHGĐ để từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu công tác trên địa bàn, đặc biệt là giảm tỷ lệ người dân sinh con thứ 3 trở. Ngay từ đầu năm, trung tâm đã tham mưu với UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho 15 xã, thị trấn, KDC và kế hoạch về can thiệp giảm thiểu mắc bệnh tan máu bẩm sinh, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS /KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn. Theo chỉ tiêu, huyện Lạc Thủy có 5/15 xã được triển khai chiến dịch, tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, chiến dịch được triển khai tại 6 xã gồm: Khoan Dụ, An Bình, Hưng Thi, Phú Thành, Đồng Tâm và Yên Bồng. Kết thúc chiến dịch, chỉ tiêu dịch vụ KHHGĐ đã đạt 105%, CSSKSS đạt 104% so với kế hoạch. Hết 9 tháng, toàn huyện có 2.390 ca thực hiện KHHGĐ, đạt 74% kế hoạch năm và 102% so với cùng kỳ.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam - chi nhánh Hòa Bình có địa chỉ tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2014, với ngành nghề chủ yếu là sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. Nhà máy sản xuất của Công ty đang hoạt động giai đoạn 1 với diện tích xây dựng 4 ha, công suất 180.000 tấn/năm. Hiện, Công ty giải quyết việc làm cho 119 lao động. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty luôn đảm bảo các chế độ, quyền lợi cho người lao động. Đặc biệt, công tác ATVSLĐ - PCCN được công ty chú trọng gắn liền với sự phát triển sản xuất, kinh doanh.
(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các hoạt động chỉ đạo liên ngành, phân rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp và người đứng đầu trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
(HBĐT) - Nhân dịp 20/11, Công đoàn cơ quan Sở giáo dục và đào tạo phối hợp với công đoàn cơ quan Bộ giáo dục và đào tạo hỗ trợ làm nhà cho 2 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Giá trị mỗi căn nhà được hỗ trợ 50 triệu đồng. Hai giáo viên được hỗ trợ là cô Bùi Thị Nhàn và Đinh Thị Thêu.
(HBĐT) - Theo tài liệu của ủy ban quốc gia phòng - chống ma tuý, cách để nhận biết một người đã nghiện ma tuý qua các biểu hiện sau đây:
(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 8418/BTC-TCT hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn, chứng từ khi quyết toán kinh phí khám- chữa bệnh (KCB) BHYT). Theo đó, các cơ sở khám -chữa bệnh của Nhà nước, các cơ sở y tế khám- chữa bệnh có tư cách pháp nhân trực tiếp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức BHXH đang sử dụng biên lai thu phí, lệ phí thì khi quyết toán kinh phí KCB BHYT với cơ quan BHXH được tiếp tục sử dụng biên lai thu phí, lệ phí đến hết ngày 31/12/2015.
(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc quản lý đơn vị sự nghiệp y tế ở địa phương.