(HBDT) - Để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn lực kinh tế, bình đẳng giới về cơ hội tham gia SX -KD, Hội LHPN huyện Yên Thủy phối hợp với HND huyện thành lập được 3 tổ hợp tác về trồng bưởi da xanh, trồng bưởi Diễn ở xã Ngọc Lương có 40 hộ tham gia; thành lập tổ liên kết trồng rau sạch tại xóm Chóng - xã Yên Lạc có 16 thành viên tham gia; duy trì 2 tổ hợp tác trồng mía gồm 80 thành viên ở xã Đa Phúc và Hữu Lợi, hàng năm cung cấp hàng trăm tấn mía nguyên liệu cho Nhà máy đường Việt - Đài.

 

Bên cạnh đó, công tác dạy nghề, giải quyết việc cũng được đặc biệt quan tâm. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện đã chỉ đạo Hội LHPN phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức 32 lớp dạy nghề cho 1.017 học viên như: kỹ thuật trồng bí, nuôi gà thả vườn, trồng nấm, dệt thổ cẩm, sữa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản, lợn bản địa. Sau lớp tập huấn, các học viên có kiến thức, kỹ thuật để lao động, sản xuất, nâng cao thu nhập trong gia đình. Hội cũng phối hợp với Công ty cổ phần lao động và thương mại Bảo Việt, Công ty TNHH Huệ Lâm, Công ty may Thăng Long - Nho Quan - Ninh Bình tổ chức tư vấn xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm cho 883 lao động làm việc tại các công ty. Phòng LĐ -TB&XH tổ chức 2 sàn giao dịch việc làm cho nhân dân và lao động có nhu cầu tìm việc làm. Hiện nay, tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi qua đào tạo dạy nghề trong toàn huyện đạt 30%, tỷ lệ nữ có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn đạt trên 85%. 

Hội LHPN các cấp phối hợp với Trạm KN -KL tăng cường tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, trong đó có hội viên phụ nữ tiếp cận, áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất. Hội đã phối hợp tổ chức được 40 lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 1.764 lượt người tham gia, vận động 81 hộ gia đình hội viên tham gia 4 mô hình trình diễn  trồng bưởi da xanh, ngô nếp HN88, ngô lai, lúa Thiên ưu với quy mô 8 ha và tham gia thí điểm dự án 25 ha cánh đồng lớn liên kết sản xuất, tiêu thụ bí xanh an toàn, mô hình trình diễn sản xuất rau giống Hàn Quốc. Bên cạnh đó, việc khai thác các nguồn vốn để hỗ trợ vốn vay cho phụ nữ gặp khó khăn, thiếu vốn SX -KD, thông qua các nguồn vốn của Ngân hàng CS -XH, dự án quốc tế được đẩy mạnh... Các cấp HPN đang quản lý 73, 677 tỷ đồng cho 4.040 lượt hộ phụ nữ vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, từng bước tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận các nguồn lực kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoạt động tiết kiệm tại chi hội bằng nhiều hình thức có hiệu quả, toàn huyện có 161/161 chi hội đã thực hiện được hoạt động tiết kiệm với 8.523 thành viên tham gia, dư nợ tiết kiệm trên 2 tỷ đồng cho  835 hội viên phụ nữ vay. Hội hỗ trợ 4 hộ gia đình hội viên mua trâu, bò chăn nuôi phục vụ sản xuất trị giá 40 triệu đồng, vận động xây dựng được 15 nhà mái ấm tình thương trị giá 225 triệu đồng cho các hội viên nghèo. 

Từ việc làm thiết thực trên đã góp phần vào mục tiêu phát triển KT -XH của huyện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 19, 6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 11,3%, giảm 11,14% so với năm 2011, bình quân mỗi năm giảm 2,23%.

 

                                                                   Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục