Thăm, khám, kiểm tra sức khỏe một cách tỉ mỉ cho bé là việc làm hàng ngày của các y, bác sỹ Khoa sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Thăm, khám, kiểm tra sức khỏe một cách tỉ mỉ cho bé là việc làm hàng ngày của các y, bác sỹ Khoa sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

(HBĐT) - Ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, ngoài các phòng, khoa chức năng hay nơi điều trị người bệnh còn có một khoa riêng biệt dành cho trẻ sinh non, nhẹ cân mà ở đó, những y, bác sỹ cứ âm thầm chăm sóc như chính con ruột của mình.

 

Đưa chúng tôi đến thăm bé Bùi Thị Vân, sinh ra tại xã Đông Lai, (Tân Lạc), sự vui mừng, niềm hạnh phúc xen lẫn ngời lên trong ánh mắt, giọng nói của điều dưỡng trưởng Khoa sơ sinh Nguyễn Thị Hoa. Nhập viện ngày 11/11/2015, bé Vân khi đó chỉ nặng 1,3 kg trong tình trạng sinh non, suy hô hấp độ III, tự thở kém, tím tái, co kéo các cơ hô hấp, thể trạng vô cùng non yếu. Chị  sinh đôi của bé Vân đã tử vong khi chưa kịp nhập viện. Đã vậy, người mẹ trẻ mới sinh con lần đầu lại không có đủ sữa cho con, buộc phải mua thêm sữa ngoài cho con ăn bổ sung và ở lại trong phòng chăm sóc đặc biệt của khoa sơ sinh. Song hoàn cảnh gia đình bé vô cùng khó khăn. Chi phí ăn, ở cho người nhà trong quá trình chăm sóc bé tại Bệnh viện đã là gánh nặng, chưa nói đến chuyện mua bỉm, sữa hàng ngày. Gia đình xin đưa bé Vân về nhà, chấp nhận mọi rủi ro có thể xảy ra... Nhận thấy bé hoàn toàn có cơ hội sống, bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Khoa sơ sinh cùng các y, bác sỹ trong khoa đã kêu gọi các tổ chức   từ thiện, sự giúp đỡ từ bên ngoài, giúp gia đình bé Vân yên tâm ở lại điều trị. Sau hàng tháng điều trị, tình trạng của bé đã cơ bản ổn định, cai ô xy, tiêu hóa tốt, bé nặng 2,3 kg và được xuất viện vào cuối tháng 12 vừa qua.

 

Hiện, khoa sơ sinh đang điều trị cho 35 trẻ. Đa số trẻ được đưa vào đây thường bị suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, nhiều trường hợp bị di tật tiêu hóa, tim mạch, thần kinh... Có mặt tại Khoa sơ sinh dành cho những trẻ “riêng biệt” mới thấy được sự “thầm lặng” của những y, bác sỹ ấy. Theo ghi nhận của chúng tôi, khi được đưa đến nơi chăm sóc đặc biệt, các bé sinh non, nhẹ cân được đưa vào lồng ấp với ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.  Việc điều trị do bác sỹ chuyên khoa chỉ định. Với điều dưỡng của khoa không khác gì người mẹ, hàng ngày, họ tự tay chăm sóc, thay tã, tắm cho bé. “Các bé vừa lọt lòng mẹ chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên việc đầu tiên các điều dưỡng làm là phải tạo tư thế sao cho  bé có cảm giác đang nằm trong bụng mẹ; phải giữ nhiệt độ ấm nên lúc nào cũng có bóng đèn suởi. Em bé chưa có phản xạ mút bú nên phải đặt ống từ miệùng đưa vào tới dạ dày để nuôi. Người điều dưỡng ở đây cũng giống như người mẹ phải tự cho bé bú, cho đến khi nào bé biết bú, biết mút thì mới giao lại cho mẹ chúng. Chính vì vậy, việc nâng cao chuyên môn, y đức hành nghiệp được các y, bác sỹ tại khoa chú trọng thực hiện” - Cử nhân Nguyễn Thị Hoa, điều dưỡng trưởng Khoa sơ sinh khẳng định.

 

Chính thức thành lập vào tháng 6/2015 nhưng Khoa sơ sinh đã có quãng thời gian dài trước đó hoạt động đơn nguyên, do vậy, hiện nay, trang thiết bị tại khoa hầu hết là kế thừa cũ. Theo thống kê, mỗi tháng, khoa đón trung bình 100 bệnh nhi. Đặc điểm của trẻ nhập khoa là sinh non, đẻ ngạt, xuất huyết não, viêm phổi... Tất cả đều cần hỗ trợ thở máy, tuy nhiên, cả khoa hiện nay chỉ có duy nhất 1 máy thở. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều trường hợp bệnh nhi phải chuyển tuyến. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt về máy đo bão hòa ô xy, monitoring, lồng ấp... Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa sơ sinh cho biết: Song song với nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và y đức hành nghiệp, được đầu tư thêm về trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác điều trị, chăm sóc trẻ sơ sinh là mong mỏi của tập thể khoa sơ sinh hiện nay. Bên cạnh đó, Khoa đang vận động xây dựng quỹ “Vì sức khỏe cho bé”. Xây dựng thành công nguồn quỹ này là cơ sở nhằm nhân lên cơ hội điều trị cũng là cơ hội sống cho trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

 

                                                                            

                                                                          Hải Yến  

 

 

 

 

                                                                                      

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục