Bác sĩ Đặng Thành Chung, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh khám bệnh cho trẻ em.

Bác sĩ Đặng Thành Chung, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh khám bệnh cho trẻ em.

(HBĐT) - Trong những ngày này, nhiệt độ thay đổi bất thường. Có thể nay ấm, mai trời rét xuống vài độ, có khi xuống dưới 100c. Chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế nhiều bệnh nguy hiểm.

 

Đưa chúng tôi đi khảo sát các phòng lưu bệnh nhân, bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Mấy hôm nay, bệnh nhân thưa dần rồi. Những ngày trước, nhất là những ngày trời rét, mưa ẩm, lượng trẻ nhỏ vào nhập viện khá đông. Nhiều lúc khoa bị quá tải. Khi thời tiết ấm dần lên thì các cháu ít bị bệnh hơn. Hiện tại, trung bình dao động 60-70 bệnh nhân. Đang dỗ cho con ăn, chị Đinh Thị Hằng ở khu phố Tân Lập, xã Trung Minh, TP Hòa Bình chia sẻ với chúng tôi: Cách đây 2 tuần, do ảnh hưởng gió mùa, trời mưa rét mấy ngày liền. Thời tiết đột ngột chuyển rét lại chủ quan phòng tránh bệnh nên con tôi bị viêm phổi cấp. Tôi nghĩ cháu chỉ bị ho bình thường nên mua thuốc về uống. Sau vài ngày không thuyên giảm bệnh, tôi phải đưa con vào viện điều trị. Qua gần một tuần, bệnh của cháu đỡ nhiều. Chỉ 2-3 ngày tới là cháu xuất viện.

 

Bác sĩ Đinh Thị Diệu cho biết thêm: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, trời tiết lạnh kéo dài độ ẩm cao, vi rút phát triển nhanh. Đối với trẻ em có sức đề kháng thấp thường dễ bị các bệnh về hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, họng), tiêu chảy do vi rút, hen phế quản. Do vậy, điều quan trọng nhất của các bậc phụ huynh là giữ ấm cho trẻ bằng hình thức mặc ấm, đi găng tay, tất, quàng khăn cổ, đội mũ... Nếu trẻ có biểu hiện ốm, sốt, mệt mỏi... không nên cho ra ngoài trời chơi. Cho trẻ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Khi có dấu hiệu bất thường thì đến ngay các cơ sở y tế để khám bệnh, không tự ý cho trẻ uống thuốc ở nhà.

 

Theo bác sĩ Lê Xuân Hương, phó Trưởng Khoa nội tim mạch, Lão khoa, Bệnh việõn Đa khoa tỉnh:  Đối với người già khi nhiệt độ giảm đột ngột, ngoài những bệnh về hô hấp thì thường có hiện tượng co mạch làm tăng huyết áp dẫn đến các bệnh về tim mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thận và mắt. Do vậy, để đề phòng đột quỵ, cần lưu ý kiểm soát huyết áp, giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm, đội mũ, đi tất chân, găng tay đầy đủ... Không thay đổi tư thế đột ngột có thể gây tai biến do não thiếu máu. Khi tỉnh giấc không nên vội bước xuống giường ngay mà nằm trên giường một lúc cho tỉnh hẳn. Nên tránh ra ngoài trời lạnh vào ban đêm hoặc sáng sớm. Việc vận động, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý cần được thực hiện nghiêm túc trong sinh hoạt hàng ngày. Cần tăng cường ăn uống vitamin, hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ngọt, rượu, thuốc lá. Tắm ở nơi kín gió và tránh tắm quá lâu. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như đau ngực, hồi hộp, nhịp tim tăng, đi tiểu tiện ra hồng cầu, mờ mắt... cần đến cơ sở y tế khám bệnh.

 

                                           

                                                                        Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục