Sau đợt rét đậm, rét hại nhiều người dân xã Tân Minh (Đà Bắc) quan tâm hơn đến việc chăn thả trâu, bò.

Sau đợt rét đậm, rét hại nhiều người dân xã Tân Minh (Đà Bắc) quan tâm hơn đến việc chăn thả trâu, bò.

(HBĐT) - Đà Bắc là một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt rét đậm, rét hại kỷ lục cuối tháng 1 vừa qua. Băng tuyết đã xuất hiện tại các xã vùng cao Đồng Nghê, Suối Nánh, Giáp Đắt, Mường Tuổng, Tân Minh... Tính từ ngày 23/1 - 3/2, toàn huyện có 362 con trâu, bò, dê, lợn, ngựa bị chết. Trong đó có 71 con trâu, 69 con bò, 115 con bê, nghé, 97 con dê, 8 con lợn, 2 con ngựa. Các xã có gia súc chết nhiều nhất là: Mường Tuổng 108 con, Giáp Đắt 36 con, Tân Minh 32 con, Mường Chiềng 27 con, Đồng Chum và Đồng Nghê mỗi xã 25 con, Cao Sơn 22 con...

 

Chị Lò Thị Thượng, xóm Tát, xã Tân Minh chia sẻ: Gia đình  có 2 con trâu, 5 con bò. Đợt rét vừa qua, tôi lùa trâu, bò từ trên núi về chuồng, che bạt, đi lấy cây chít, cắt cỏ ven suối và nấu thêm cám cho ăn. Nhốt lâu, thức ăn hạn chế, chuồng lại không có cửa nên trong đêm rét 1 con bò đi ra đống rơm tìm thức ăn bị chết cóng. Quen thả trâu, bò trên núi nên khi về chuồng chỉ làm dây buộc con đầu đàn. Là hộ cận nghèo, mất con bò trị giá khoảng 8 triệu đồng, xót lắm! Năm sau, tôi sẽ dự trữ thức ăn và che chắn chuồng cẩn thận hơn.

 

Một số gia súc ở xã Tân Minh chống cự được qua những ngày rét nhưng khi thời tiết ấm lên vẫn kiệt sức chết. Sau ngày 3/2, cả xã có thêm 5 con trâu, bò chết. Anh Hà Văn Hà ở xóm Diều Bồ, xã Tân Minh tâm sự: Tôi vay Ngân hàng Chính sách xã hội 25 triệu đồng mua 1 con trâu về cày kéo. Khi cây cỏ đóng băng, tôi đã đưa trâu về chuồng và cắt cỏ cho ăn. Song, nhiệt độ xuống dưới 00C, chuồng lại ở trên núi cách xa nhà nên chỉ trong mấy ngày rét trâu gầy rộc đi. Khi nắng ấm trở lại, mặc dù được cho ăn cháo nhưng trâu vẫn chết. Không còn sức kéo, tôi phải bỏ tiền thuê máy cày ruộng để cấy, cuối năm lại đến kỳ trả nợ ngân hàng.

 

Chủ tịch UBND xã Tân Minh Lò Văn Lại cho biết: Xã có khoảng 60% hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn 1.500 con. Chăn nuôi gia súc cùng với trồng trọt là 2 trụ cột của kinh tế của xã. Trước khi mùa đông đến, xã đã phổ biến các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi nhưng một số hộ vẫn chưa thực sự quan tâm. Trâu, bò thả rông trên núi, tối phải tự tìm chỗ ngủ, khi thời tiết rét hại không thể chống đỡ. Là xã đặc biệt khó khăn nên 37 con trâu, bò chết sẽ làm cho nhiều hộ lâm vào cảnh túng bấn. Sau đợt rét, bài học rút ra là cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp tuyên truyền, chăn nuôi kết hợp với bảo vệ đàn, chủ động dự trữ thức ăn, nêu và nhân rộng các mô hình tốt như gia đình ông Xa Viết Xuân nuôi 30 con trâu, bò ở trang trại trên núi mà không có con nào bị chết. Tuy nhiên, một trong những khó khăn của xã là cán bộ thú y viên đã bỏ việc cách đây 2 tháng.

 

Thực tế cho thấy, đối với người dân vùng cao Đà Bắc, con trâu vẫn là đầu cơ nghiệp. Huyện ủy đã ra Nghị quyết chuyên đề số 06 về phát triển chăn nuôi. Tính từ ngày 10/12/2015 - 12/1/2016, UBND huyện đã ban hành 3 văn bản về tăng cường phòng, chống đói, rét cho gia súc, phát triển sản xuất. Trong đó, nêu rõ các biện pháp kỹ thuật cụ thể như: cách dự trữ thức ăn, làm chuồng, không thả rông khi nhiệt độ dưới 120C... Thế nhưng nhiều “cơ nghiệp” trị giá vài chục triệu đồng đã bị quật ngã trong đợt rét. Qua theo dõi, thống kê của ngành chức năng huyện, ngoài một số ít gia súc chết tại chuồng, hầu hết trâu, bò chết vì đói, rét khi thả trên rừng. UBND huyện nhận định: Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết rét đậm, rét hại nhưng nguyên nhân cơ bản do sự thiếu chủ động của các ngành chức năng, chủ quan, lơ là trong chỉ đạo, điều hành của một số xã. Đồng bào có thói quen thả rông gia súc trên núi không làm chuồng trại và dự trữ thức ăn, khi cần sức kéo mới đưa về.

 

ông Phạm Minh Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Sau đợt rét, huyện đã chỉ đạo cơ quan thú y hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăm sóc để tăng sức đề kháng cho gia súc. Chủ động phát hiện các dịch bệnh kịp thời. Hiện nay, các xã đang tiến hành lập biên bản, xác minh từng trường hợp cụ thể gia súc bị chết để đề xuất tỉnh, T.ư hỗ trợ. Tuy nhiên, mỗi mùa đông đến, khó lường hết diễn biến có thể ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống. Vì vậy, điều quan trọng là nâng cao nhận thức, ý thức chủ động của người chăn nuôi, thay đổi tập quán chăn thả tự do. Về lâu dài, cần chiến lược chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh, phát triển chăn nuôi mang tính hàng hóa.

 

 

                                                                   Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục