Người dân xõm Bãi Thượng, xã Yên Thượng chuyển tập quán chăn thả gia súc sang nuôi nhốt, phát triển chăn nuôi.

Người dân xõm Bãi Thượng, xã Yên Thượng chuyển tập quán chăn thả gia súc sang nuôi nhốt, phát triển chăn nuôi.

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch xã Yên Thượng chia sẻ: Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong. Xã có 12 xóm với 594 hộ, 2.469 nhân khẩu, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 99%. Với diện tích trên 1.700 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 482 ha. Là xã thuần nông, trong đó, cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, mía và chăn nuôi. Trong những năm gần đây, với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, hệ thống hạ tầng của xã được đầu tư, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt. Đảng ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đời sống người dân chuyển biến tích cực.

 

Để phát triển trồng trọt, xã duy trì diện tích lúa 180 ha, năng suất bình quân đạt 46 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 995,89 tấn. Cùng với cây lúa, người dân trên địa bàn xã trồng trên 40 ha mía và trên 30 ha cây có múi. Bên cạnh đó, để nâng cao thu nhập trên một đơn vị canh tác, người dân trồng xen canh cây màu, cây công nghiệp với các giống ngô, khoai các loại. Đặc biệt, xã khuyến khích người dân chuyển diện tích cấy lúa không hiệu quả sang trồng các giống cây trồng khác hiệu quả hơn. Trong đó, đã chuyển trên 30 ha lúa 1 vụ cấy không ăn chắc sang trồng mía trắng. Năm 2015, Chương trình 135 đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ trên địa bàn cải tạo được 27 ha vườn tạp trồng bưởi Diễn. Cùng với phát triển trồng trọt, mấy năm gần đây, người dân trên địa bàn đã chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi. Trước kia, người dân thường thả rông gia súc trên rừng, đến nay đã nuôi nhốt trâu, bò tại chuồng, chú trọng phòng - chống dịch bệnh cho vật nuôi, bước đầu phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Năm 2015, toàn xã duy trì gần 3.000 con gia súc, trong đó trên 1.000 con trâu, trên 300 con bò, 1.500 con lợn; trên 8.200 con gia cầm và 120 đàn ong. Công tác trồng và bảo vệ rừng cũng được xã chú trọng. Các xóm có diện tích đồi núi thực hiện giao đất, khoán rừng đến từng hộ dân, đưa độ che phủ rừng của xã đạt 60%. Xã đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như: gia đình các ông: Bùi Văn Sáu, Bùi Đức Chưng, Bùi Văn Khương...  

Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng là một trong những thế mạnh đóng góp vào phát triển KT-XH trên địa bàn. Xã có khu di tích lịch sử văn hóa chiến khu Cao Phong- Thạch Yên (chùa Khánh). Năm 2005, chùa Khánh đã được khôi phục, xây dựng lại khang trang, thuận lợi về giao thông. Vào dịp đầu năm, chùa Khánh là điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh với trên 5.000 lượt người đến thăm mỗi năm, số tiền công đức gần 90 triệu đồng.

 Nhờ triển khai các giải pháp phát triển kinh tế, tính đến hết năm 2015, thu nhập bình quân của xã đạt 12,3 triệu đồng/người. Tuy vậy, theo đồng chí Bùi Đức Chung, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn cao, giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Nếu tiếp cận theo chuẩn nghèo đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm tới 60%, cận nghèo 20%. Một khó khăn nữa là xã không có ngành nghề phụ cho người dân lúc nông nhàn. Thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng NTM, đến hết năm 2015, xã mới đạt 5 tiêu chí. Để hoàn thành các tiêu chí NTM còn lại cũng như thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, sự nỗ lực của người dân, xã rất mong có sự đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình của Đảng, Nhà nước.

 

                                                                        

                                                                           Hương Lan

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục