Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân phát biểu tại buổi làm việc.

(HBĐT) - Ngày 15/3, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân cùng đại diện lãnh đạo Sở LĐTB&XH, LĐLĐ tỉnh… kiểm tra công tác thực hiện BHYT toàn dân tại huyện Kỳ Sơn.

 

Huyện Kỳ Sơn có 10 đơn vị hành chính với tổng dân số 34.083 nhân khẩu. Tính đến hết ngày 31/12/2015, tổng số người dân có thẻ BHYT trên toàn huyện là 20.777 người, chiếm 64,1%, giảm 11.766 người tương ứng giảm 37,9% so với cùng kỳ năm 2014.  Là một trong 4 huyện có tỷ lệ người tham gia BHYT thấp nhất tỉnh, thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả tỉnh. Nguyên nhân được Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân huyện Kỳ Sơn xác định là do số người dân thoát khỏi vùng khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ tương đối lớn (15.930 người, chiếm 48% dân số huyện). Mức thu nhập người dân còn thấp vì vậy triển khai thu BHYT theo hộ gia đình còn khó khăn. Chất lượng dịch vụ khám BHYT còn chưa đảm bảo và thấp hơn so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ bác sĩ tại trạm y tế các xã, thị trấn còn thấp, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất cũ kỹ lạc hậu, trình độ chuyên môn của một số cán bộ trạm y tế tuyến xã chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ làm công tác giám định BHYT của cơ quan BHYT do biên chế ít nên chưa bố trí thường trực tại trạm y tế tuyến xã để bảo vệ quyền lợi cho người có thẻ BHYT. Ý thức trách nhiệm phục vụ bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã của một số cơ sở chưa được tốt.  

 

Tại buổi làm việc, BCĐ thực hiện BHYT toàn dân huyện Kỳ Sơn đưa ra giải pháp như: Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT cho các UBND xã, thị trấn đảm bảo mục tiêu năm 2016 toàn huyện có 90% dân số có thẻ BHYT. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến trong nhận thức đối với tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chính sách BHYT. Công tác tuyên truyền cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn  nghiệp vụ và năng lực quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ của công tác giám định BHYT và quản lý quỹ BHYT. Tăng cường phối hợp trong việc thực hiện chỉ đạo công tác rà soát đối tượng, lập danh sách, cấp kinh phí, lập dự trù kinh phí mua thẻ BHYT và cấp thẻ BHYT cho nhóm đối tượng thuộc ngân sách. Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các trường học trong việc triển khai và tổ chức thực hiện BHYT học sinh theo quy định.

 

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Tt UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền huyện Kỳ Sơn đưa nhiệm vụ phát triển BHYT toàn dân vào thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện. Khẩn trương xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sát sao việc thực hiện BHYT toàn dân của các xã, thị trấn. Giải quyết những vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh tại một số tuyến xã để nâng cao chất lượng khám tại cơ sở.  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi hình thức tuyên truyền để người dân nhận thức đúng và đầy đủ về quyền lợi khi tham gia BHYT.

 

 

                                                             

                                                          Việt Lâm

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục