Người dân xã Đồng Chum (Đà Bắc) xây dựng bể tiết kiệm nguồn nước phục vụ đời sống và chăn nuôi.

Người dân xã Đồng Chum (Đà Bắc) xây dựng bể tiết kiệm nguồn nước phục vụ đời sống và chăn nuôi.

(HBĐT) - Khai thác nguồn nước mang lại hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Đà Bắc. Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của nhân dân, việc sử dụng nguồn nước nơi đây đang phát huy hiệu quả.

 

Tại xã Tiền Phong, trong những năm trước đây, nước sinh hoạt hợp vệ sinh vẫn là nỗi lo thường trực đối với đa   số người dân. Từ khi có chủ trương của Đảng, Nhà nước đầu tư hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh tới các thôn, xóm, người dân vào cuộc góp công, góp sức. Cho đến nay, nhiều hộ dân trên địa bàn đã có điều kiện sống tốt hơn và dành nhiều thời gian vào sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình.  

Trao đổi vấn đề này với ông Xa Văn Thức, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong được biết, mặc dù là xã vùng hồ nhưng đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn. Tuy nhiên, nhờ có đầu tư của Nhà nước, đến nay, trên địa bàn xã có hơn 60% hộ dân được sử      dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Dự kiến đến cuối năm 2016, toàn xã đạt khoảng 80% hộ dân được sử dụng nước từ đầu nguồn về. 

Trên phạm vi cả huyện Đà Bắc, tính đến cuối năm 2015, toàn huyện đã có 85% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, tăng cao so với những năm trước. Để đạt được kết quả này, huyện Đà Bắc đã huy động toàn bộ sự tham gia của các ngành, địa phương vào cuộc với nhiều nguồn lực tài chính. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, xã hội hóa việc cấp nước hợp vệ sinh cho người dân.  

Người dân cũng đã tận dụng lợi thế từ nguồn nước tự nhiên và các ao, hồ tập trung phát triển kinh tế nuôi, thả cá. Tính đến cuối năm 2015, diện tích ao, hồ nuôi thả cá toàn huyện đạt 82,2 ha; số lồng cá nuôi gần 900 lồng, so với cùng kỳ đạt 165%. Tổng sản lượng nuôi, đánh bắt thuỷ sản đạt 1.020 tấn, trong đó, người dân nuôi đạt 530 tấn, đánh bắt 490 tấn. 

Trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Chính nhờ đó đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa trong huyện.  

Cùng với việc khai thác nguồn nước có hiệu quả, huyện cũng làm tốt việc trồng và bảo vệ rừng. Nhờ có rừng, góp phần giúp nguồn nước duy trì ổn định. Người dân có điều kiện phát triển kinh tế. Trong năm 2015, toàn huyện đã trồng được 1.617 ha rừng, đạt 202% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 150%. Trong đó, các dự án và doanh nghiệp trồng trên 1.058 ha; nhân dân tự trồng 558, 8 ha. Công tác quản lự, bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo, không xảy ra cháy rừng.  

Năm 2016, huyện Đà Bắc phấn đấu đạt 100% kế hoạch trồng rừng, đưa độ che phủ rừng đạt 49,5%; tỷ lệ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87%. Đồng thời, khai thác hiệu quả hơn nữa diện tích mặt nước phát triển kinh tế; tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 28,84% xuống còn 25%; thu nhập bình quân từ 19, 4 triệu đồng lên 21, 5 triệu đồng/người/năm.

 

                                                                         H.T

 

Các tin khác

Người dân xõm Bãi Thượng, xã Yên Thượng chuyển tập quán chăn thả gia súc sang nuôi nhốt, phát triển chăn nuôi.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Điều kiện an toàn thực phẩm trong cơ sở sản xuất nhỏ lẻ

(HBĐT) - Theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT, chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất phải có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Thiết thực hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

(HBĐT) - Những năm qua, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Sở Y tế, sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật của Vụ Sức khoẻ bà mẹ, trẻ em (BM-TE) (Bộ Y tế), các Viện đầu ngành về sản, nhi khoa và dinh dưỡng; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành có liên quan, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) của tỉnh đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Đặc biệt, năm 2015, Trung tâm CSSKSS tỉnh và hệ thống CSSKSS trên toàn tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động theo đúng chức năng và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Chưa phát hiện cơ sở buôn bán, sử dụng chất cấm Salubtamol, Vàng O trong chăn nuôi

(HBĐT) - Triển khai đợt cao điểm hành động Năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ NN&PTNT phát động, trong 4 tháng (từ tháng 10/2015 - 2/2016), UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức 21 đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tiến hành thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông - lâm - thủy sản. Kết quả, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện cơ sở buôn bán, sử dụng chất cấm Salubtamol, Vàng O trong chăn nuôi.

BHXH huyện Lạc Sơn: Phát huy vai trò trụ cột đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương

(HBĐT) - Khẳng định về vai trò của ngành bảo hiểm, đồng chí Bùi Văn Hân, Phó Giám đốc BHXH huyện Lạc Sơn cho biết: BHXH, BHYT là hai chính sách song hành, trụ cột của hệ thống an sinh xã hội giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, ốm đau, tai nạn, thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT góp phần bảo đảm đời sống cho người lao động, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định chính trị, TTATXH trên địa bàn.

Tăng cường các giải pháp giảm quá tải bệnh viện

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc tăng cường các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh.

Diễu hành tuyên truyền, cổ động hưởng ứng Ngày Quyền của NTD Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 15/3, Sở Công Thương đã tổ chức diễu hành tuyên truyền, cổ động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng (NTD) Việt Nam (15/3). Tại thành phố Hòa Bình, lực lượng tham gia đã tuyền truyền bằng xe cổ động diễu hành theo lộ trình: tuyến đường Cù Chính Lan – cầu Hòa Bình – qua siêu thị Vì Hòa Bình – đường Năng lượng- đường Hòa Bình – đường chợ Mới – đường Đại lộ Thịnh Lang – qua cầu Hòa Bình – Trung tâm thương mại AP PLAZA – cầu Đen – đường Trần Hưng Đạo – phường Chăm Mát – trường CĐ Sư phạm Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục