Bài 2:  Thách thức và cơ hội


(HBĐT) - Dẫu còn không ít khó khăn phải có giải pháp quyết liệt để vượt qua, nhưng Hòa Bình đang được nhìn nhận và đặt trong tâm thế mới. Nếu như trước đây, tỉnh có cảm giác xa lắc xa lơ, khó khăn, chậm phát triển, thì nay, Hòa Bình là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, vùng động lực hướng tới sự phát triển mạnh mẽ.


Đường Hòa Lạc- Hòa Bình đưa vào khai thác mở ra lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư phát triển đô thị du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Dù đạt được những kết quả quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

Thế nhưng những kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn và vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém cản trở, thách thức sự phát triển của tỉnh. Xét ở lĩnh vực kinh tế, tuy tốc độ tăng trưởng đạt khá, nhưng quy mô kinh tế còn nhỏ so với cả nước. Cải cách hành chính còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường kinh doanh có cải thiện nhưng nhưng chưa thực sự hấp dẫn, chỉ số PCI của tỉnh vẫn nằm trong tốp trung bình thấp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh chiếm 98%. Doanh nghiệp mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục hành chính để triển khai dự án, các ý tưởng sản xuất, kinh doanh. Giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn vướng mắc. Thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh... Đến nay, vẫn còn 5 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nếu không có giải pháp quyết liệt, cụ thể khó có thể hoàn thành, gồm các chỉ tiêu: Thu ngân sách Nhà nước, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ phát triển doanh nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa. Bên cạnh đó, đời sống người dân ở vùng vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn...

Đảng bộ tỉnh nhận thức sâu sắc, nghiêm túc phân tích những hạn chế, yếu kém, thách thức đặt ra, ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là: Việc thực hiện nhiệm vụ của các cấp, ngành có mặt chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn. Lãnh đạo một số địa phương, đơn vị chưa phát huy hết trách nhiệm, chưa sâu sát trong công việc, chưa kiên trì thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi, có việc chưa nghiêm. Chất lượng công vụ một số ngành, địa phương chưa cao. Nhưng chưa bao giờ tỉnh đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ đến vậy. Trước hết đó là tư duy, khát vọng đổi mới đã dần hình thành và trở thành những hành động thiết thực của hệ thống chính trị cùng hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của tỉnh.

Hòa Bình không còn được biết đến là tỉnh miền núi nhiều khó khăn, quan san cách trở. Những kết quả bước đầu đã đạt được đang tạo đà vững chắc cho công cuộc đổi mới. Đặc biệt trong bối cảnh mới, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, sở hữu những lợi thế đặc thù trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, du lịch - dịch vụ, công nghiệp, tỉnh đang là tâm điểm của các dự án đầu tư tầm cỡ hướng tới. Tính từ khi UBND tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào cuối năm 2018 đến nay, ghi nhận một làn sóng đầu tư, nghiên cứu triển khai dự án sôi động chưa từng có vào địa bàn với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD. Thời gian gần đây, hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng, địa phương khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, sinh thái, nghỉ dưỡng, công nghiệp phụ trợ. Không chỉ những vùng động lực kinh tế như Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, nhiều nhà đầu tư lớn đã đề xuất các dự án trên địa bàn các huyện được xem là có nhiều khó khăn như Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu...

Sau một thời gian khẩn trương nghiên cứu, khảo sát, T&T Group - Tập đoàn kinh tế lớn hoạt động đa quốc gia, có quy mô tổng tài sản đạt 35.000 tỷ đồng với hơn 70 công ty con, công ty thành viên, liên doanh, liên kết trải rộng cả nước và quốc tế với 70.000 cán bộ, nhân viên đã quyết định đề xuất triển khai 7 dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc T&T Group cho biết: Nhận thấy tiềm năng và cơ hội đầu tư tại tỉnh nằm trong vùng quy hoạch thủ đô, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa riêng có, T&T Group đề xuất nghiên cứu đầu tư xây dựng 7 dự án vào các lĩnh vực đô thị, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp là những vực có dư địa phát triển. Cụ thể: tại TP Hoà Bình 5 dự án: khu đô thị mới Tân Hoà, phường Tân Hoà, quy mô khoảng 257 ha; khu đô thị thể thao Hoà Bình, phường Thịnh Lang, quy mô khoảng 15 ha; khu đô thị dịch vụ hỗn hợp Phương Lâm, sân vận động Hoà Bình, quy mô khoảng 1,75 ha; khu nhà ở đô thị Thịnh Lang, kho 2, Thuỷ điện Hoà Bình, phường Thịnh Lang, quy mô khoảng 1,1 ha; khu nhà ở đô thị phường Đồng Tiến, quy mô khoảng 1,1 ha. Dự án du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Đà Bắc, quy mô 1.700 ha. Dự án khu đô thị nông nghiệp Kỳ Sơn, khu vực tiếp giáp đường tỉnh 445, phát triển theo mô hình đô thị nông nghiệp, quy mô khoảng 700 ha. T&T Group cam kết lựa chọn các tư vấn hàng đầu trên thế giới để triển khai lập quy hoạch, thiết kế và quản lý vận hành dự án.

Nhiều nhà đầu tư lớn đã quyết định "xuống tiền" đầu tư vào các dự án lớn tại các địa phương, như Công ty TNHH Phát triển Phú Hưng Khang đầu tư khu đô thị du lịch sinh thái thuộc xã Phú Minh - Hợp Thành (Kỳ Sơn); Công ty Xuân Thiện; Công ty CP Du lịch Nữ Hoàng (dự án sân gofl 36 lỗ tại xã Lâm Sơn); Công ty Lạc Hồng, Công ty Hoàng Sơn đầu tư vào khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa - vùng lõi quy hoạch hồ Hòa Bình...

Với định hướng xuyên suốt và nhất quán là không để tuột mất cơ hội, nguồn lực phát triển, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chủ động kết nối, làm việc với những nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược để thuyết phục, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án trên địa bàn. Thực hiện không giao việc chung chung, giao việc cụ thể gắn với trách nhiệm người đứng đầu, quyết liệt kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh nhằm khắc phục sự chậm trễ trong cải cách hành chính, cơ chế phối hợp, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ trương thu hút đầu tư vào 4 lĩnh vực được xác định là mũi nhọn kinh tế là: Du lịch; phát triển nông - lâm nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ cao; phát triển công nghiệp địa phương; phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái, bảo đảm môi trường sống tốt nhất. Quan điểm xuyên suốt là thu hút những dự án có quy mô, nhà đầu tư có tiềm lực, dự án phát huy được lợi thế của tỉnh, không thu hút những dự án có quy mô nhỏ sử dụng nhiều đất, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hạn chế dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản. Tỉnh cũng tăng cường làm việc với các bộ, ngành T.Ư tháo gỡ khó khăn về quy hoạch, bổ sung các dự án vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, lĩnh vực ngành khi có dự án phù hợp để giảm bớt thời gian thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh ưu tiên các nguồn lực ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; rà soát các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, loại bỏ những dự án không triển khai, sử dụng lãng phí đất, gây ô nhiễm môi trường.

       Nhận thức rõ những khó khăn, yếu kém, quyết liệt triển khai những giải pháp khắc phục, đề cao trách nhiệm của các cấp, ngành, thiết thực chăm lo, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nhà đầu tư một cách thiết thực nhất đang mở ra những cơ hội lớn để Hòa Bình tăng tốc phát triển trong tương lai gần.

(Còn nữa)

Lê Chung


Bài 1: Những kết quả lạc quan

Bài 3: Thay đổi tư duy, quyết liệt hành động


Các tin khác


Côn Đảo - ký ức, hiện tại và tương lai

(HBĐT) - Những ngày tháng 8, tôi may mắn được tham gia đoàn công tác của Báo Hòa Bình vào các tỉnh phía Nam. Điểm đến đầu tiên của đoàn là huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ hơn 40 phút bay là chúng tôi đã tới Côn Đảo. Từ trên cao nhìn xuống thấy những hòn đảo nhấp nhô, trong đó, Côn Đảo là đảo lớn nhất nổi lên giữa biển xanh bao la, sóng vỗ dạt dào bên những bờ cát trắng xóa. Côn Đảo có hình dạng như một con gấu lớn quay lưng về đất liền, chân hướng ra biển Đông.

Đổi thay của những tộc người đặc biệt vùng Tây Bắc

Nhờ triển khai thực hiện Đề án 1672 lồng ghép với các chương trình khác của Chính phủ, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống và Cơ Lao đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, khiến một số mục tiêu đề ra đạt thấp.

Đổi thay của những tộc người đặc biệt vùng Tây Bắc

Trước nguy cơ tụt hậu của đồng bào bốn dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, cùng với hàng loạt chính sách đầu tư cho đồng bào vùng cao, tháng 9-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cơ Lao” (gọi tắt là Đề án 1672). Qua gần 10 năm thực hiện, Đề án đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Đổi thay của những tộc người đặc biệt vùng Tây Bắc

Dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cơ Lao là các dân tộc thiểu số rất ít người, đặc biệt khó khăn của vùng Tây Bắc; sinh sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang. Trong những năm qua, từ sự đầu tư của Nhà nước, nhất là từ Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào bốn dân tộc này có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có những khó khăn tồn tại, nhiều chính sách của Nhà nước khi đầu tư cho bà con còn bất cập, cần phải xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Giữ mầu xanh Trường Sa

Quá nửa năm, quần đảo Trường Sa chưa được đón trận mưa đầu mùa, không khí nóng nực, bức bối đến khó thở. Đối với lính đảo, nước ngọt là thứ rất quý giá. Thế nhưng, đặt chân lên bất cứ đảo nổi nào, chúng tôi đều thấy cây cối xanh ngắt một mầu, từ cầu tàu cho đến cuối đảo. Trên đảo Sơn Ca, hai cây quất nhận từ huyện Văn Giang (Hưng Yên) gần Tết năm trước nay còn đơm hoa, đậu quả trái mùa.

Chuyến tàu nặng tình cá nước - Bài 2: Những người mẹ của chiến sĩ Trường Sa

Trên con tàu quân y 561 xuất phát từ cảng Cam Ranh vào một ngày Hè 2019, trong số hơn 100 thân nhân các chiến sỹ Trường Sa có mười người là mẹ bộ đội. Đây là con số ấn tượng, bởi do điều kiện đặc thù của hành trình ra quần đảo Trường Sa - thời gian dài, sóng, gió và nắng, không phù hợp với những người phụ nữ lớn tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục