Bài 2 - Lợi dụng thực hiện dự án nạo vét lòng hồ để khai thác vàng trái phép 
(HBĐT) - Qua kiểm tra công tác nạo vét lòng hồ Gốc Thị, xóm Đồng Hòa II, UBND xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đã nhiều lần phát hiện, lập biên bản và yêu cầu tạm dừng việc nạo vét khi phát hiện hoạt động khai thác vàng sa khoáng từ phía đơn vị thi công. Tuy vậy, sau nhiều lần đình chỉ thi công, đến nay, các đối tượng phớt lờ yêu cầu của chính quyền địa phương, ngang nhiên hoạt động khai thác vàng trái phép...

Dù đã bị UBND xã Mỵ Hòa (Kim Bôi)chấm dứt hợp đồng dự án nhưng các đối tượng vẫn tập trung máy móc, phương tiện để khai thác vàng trái phép tại khu vực hồ Gốc Thị, xóm Đồng Hòa II và trên diện tích đất nông nghiệp của một số hộ dân.

Phớt lờ cam kết, ngang nhiên "làm” vàng

Sau khi bị UBND xã Mỵ Hòa lập biên bản, đình chỉ thi công vì vi phạm những điều khoản trong hợp đồng và biên bản thống nhất ngày 30/5/2019 giữa UBND xã và bên thực hiện dự án (do sử dụng phương tiện có liên quan đến việc khai thác khoáng sản),đến ngày 22/7/2019, qua kiểm tra công tác nạo vét lòng hồ Gốc Thị, tổ công tác của UBND xã Mỵ Hòa tiếp tục phát hiện có 2 máy múc, 2 bộ đầu nổ ô tô, 2 bồn sắt, khoảng 200 m vòi ống các loại; 16 công nhân đang tiến hành xịt xả bùn đất để sàng lọc vàng sa khoáng. Cũng trong ngày 22/7/2019, làm việc với Đội Cảnh sát hình sự - kinh tế - môi trường (Công an huyện Kim Bôi), ông Đặng Quang Thanh - người chịu trách nhiệm thi công tại dự án nạo vét lòng hồ Gốc Thị đã thừa nhận: "Trong quá trình nạo vét có sử dụng công cụ, phương tiện để khai thác khoáng sản...”.

Trước thực tế đó, trong ngày 22/7/2019, UBND xã Mỵ Hòa đã ra Thông báo số 14/TB-UBND về việc "chấm dứt hợp đồng dự án BOT nạo vét lòng hồ Gốc Thị, xóm Đồng Hòa II” với Công ty TNHH xây dựng Hợp Phát(Công ty Hợp Phát) và ông Vũ Văn Thuận - người nhận chuyển giao hợp đồng. Lý do của việc chấm dứt hợp đồng là đơn vị thực hiện dự án không thực hiện đúng thời gian, mục tiêu, phương án của dự án. Bên cạnh đó, dự án đã vi phạm các điều khoản trong hợp đồng và biên bản thống nhất đã ký với UBND xã; bị cơ quan chức năng nhiều lần lập biên bản kiểm tra, đình chỉ và tạm giữ các vật dụng, phương tiện phục vụ việc khai thác khoáng sản trái phép.

Không chỉ có vậy, khi làm việc với Công an huyện Kim Bôi, ông Đặng Quang Thanh còn thừa nhận, trong quá trình thực hiện việc nạo vét hồ Gốc Thị còn thầu diện tích đất của ông Đinh Công Đạt (là người đã bị TAND tỉnh xử phạt 12 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” tại bản án hình sự sơ thẩm xét xử ngày 27/12/2018)và ông Bùi Thanh Hương (là người bị Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi ra quyết định xử phạt hành chính50 triệu đồng về hành vi khai thác vàng trái phép) tại khu vực đồng Mỏ Vọ, xóm Đồng Hòa II, sau đó dùng máy xúc để múc đất lên xe ô tô vận chuyển sang khu vực hồ Gốc Thị để sàng, đãi vàng trái phép.

Đáng nói hơn, dù UBND xã Mỵ Hòa đã có thông báo chấm dứt hợp đồng dự án đối với Công ty Hợp Phát và ông Vũ Văn Thuận từ ngày 22/7/2019, nhưng ông Đặng Quang Thanh vẫn ngang nhiên cho người và phương tiện thực hiện việc khai thác vàng trái phép tại khu vực hồ Gốc Thị. Nhưngày 30/7/2019, tổ công tác của UBND xã phát hiện tại khu vực lòng hồcó hơn 20 người là công nhân của ông Thanh đang xịt xả bùn đất, đãi vàng sa khoáng. Còn tại khu đất của ông Đinh Công Đạt có 2 máy xúc và 2 xe ô tô đang xúc đất vận chuyển ra khu vực xịt, đãi vàng. Tổ công tác yêu cầu các đối tượng dừng ngay việc khai thác vàng trái phép. Tuy nhiên, đến ngày 5/8/2019, qua kiểm tra, tổ công tác của UBND xã tiếp tục phát hiện 8 công nhân cùng các phương tiện máy móc đang xịt xả bùn đất, khai thác vàng trái phép...

Mới đây nhất, vào ngày 16/8/2019, khi tìm hiểu, nắm bắt thực tế, chúng tôi vẫn thấy 4 máy xúc đang tập trung tại trướcnhà văn hóa xóm Đồng Hòa II. Còn phía sau lớp tường bao sát đường vào xóm có giăng dây thép gai và đám cỏ voicao 4 - 5 m ken dày để che mắt người ngoài là "khai trường” hồ Gốc Thị. Sau nhiều năm thực hiện, dự ánđã bị biến dạng hoàn toàn với những hố, vũng bùn sâu hoắm. Ở ngay trên miệng hố là những máy bơm công suất lớn. Khi trao đổi với phóng viên, ông Đặng Quang Thanh thừa nhận đây là hoạt động tận thu vàng sa khoáng.

Cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền

Trước tình trạng các đối tượng ngang nhiên khai thác vàng trái phép, bất chấp chính quyền địa phương. Việc đào múc phá hủy mặt bằng đất nông nghiệp tại khu vực đồng Mỏ Vọ và lòng hồ Gốc Thị, xóm Đồng Hòa II có nhiều dấu hiệu phức tạp. Các đối tượng tiếp tục sử dụng phương tiện quy mô lớn hơn để pháhủy mặt bằng đất nông nghiệp vượt quá thẩm quyền xử lý của UBND xã, vừa qua, UBND xã Mỵ Hòa đã có báo cáo gửi UBND huyện đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để kịp thời ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này.

Ngày 20/8/2019, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Việt Hòa, Trưởng phòng TN&MT huyện Kim Bôi khẳng định: Việc các đối tượng lợi dụng triển khai dự án nạo vét hồ Gốc Thị, xóm Đồng Hòa II để khai thác vàng là có thật. Tuy nhiên, ông Hòa cho biết thêm: Vụ việc trước đây đã được giao cho cơ quan điều tra Công an tỉnh nhưng chỉ thu máy móc một thời gian rồi trả nên các đối tượng không biết sợ. Đến tiền xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch UBND huyện ra quyết định xử phạt 50 triệu đồng nhưng đối tượng cũng chỉ nộp 5 triệu đồng. Để giải quyết vấn đề này, huyện phải lên kế hoạch. Nhưng khi lên kế hoạch là phải triển khailuôn, vì phải bắt quả tang mới có thể xử phạt được.

Trao đổi xung quanh việc doanh nghiệp đã bị UBND xã chấm dứt chấm dứt hợp đồng dự án. Vì vậy, doanh nghiệp không có phận sự gì để tiếp tục đào bới khu vực hồ Gốc Thị,ông Hòa cho biết huyện sẽ giải quyết, phải xây dựng kế hoạch và bố trí lực lượng; tiếp tục cho Công an huyện … trinh sát và lên kế hoạch cụ thể.

Hơn 3 năm triển khai dự án, nguồn nước chưa thấy đâu chỉ thấy những vũng bùn nham nhở, đất đai bị đào bới. Trong khi đó, ông Đặng Quang Thanhkhẳng định cố làm trong 2 tháng nữa... sẽ xong. Sai phạm đã rõ, đang cần sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của chính quyền và cơ quan chức năng để đồng đất xóm Đồng Hòa II sớm bình yên trở lại.

                                                                   Điều tra của nhóm PV


 

Các tin khác


Đổi thay của những tộc người đặc biệt vùng Tây Bắc

Dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cơ Lao là các dân tộc thiểu số rất ít người, đặc biệt khó khăn của vùng Tây Bắc; sinh sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang. Trong những năm qua, từ sự đầu tư của Nhà nước, nhất là từ Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào bốn dân tộc này có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có những khó khăn tồn tại, nhiều chính sách của Nhà nước khi đầu tư cho bà con còn bất cập, cần phải xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Giữ mầu xanh Trường Sa

Quá nửa năm, quần đảo Trường Sa chưa được đón trận mưa đầu mùa, không khí nóng nực, bức bối đến khó thở. Đối với lính đảo, nước ngọt là thứ rất quý giá. Thế nhưng, đặt chân lên bất cứ đảo nổi nào, chúng tôi đều thấy cây cối xanh ngắt một mầu, từ cầu tàu cho đến cuối đảo. Trên đảo Sơn Ca, hai cây quất nhận từ huyện Văn Giang (Hưng Yên) gần Tết năm trước nay còn đơm hoa, đậu quả trái mùa.

Chuyến tàu nặng tình cá nước - Bài 2: Những người mẹ của chiến sĩ Trường Sa

Trên con tàu quân y 561 xuất phát từ cảng Cam Ranh vào một ngày Hè 2019, trong số hơn 100 thân nhân các chiến sỹ Trường Sa có mười người là mẹ bộ đội. Đây là con số ấn tượng, bởi do điều kiện đặc thù của hành trình ra quần đảo Trường Sa - thời gian dài, sóng, gió và nắng, không phù hợp với những người phụ nữ lớn tuổi.

Phòng, chống tội phạm mua bán người - người dân là trung tâm

(HBĐT) - Hưởng ứng ngày "Toàn dân phòng chống mua bán người (MBN)”, mới đây, Hội LHPN tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động phòng, chống MBN. Tại hội thảo, có nhiều kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng trong xây dựng, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm này. Trong đó, xác định nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội là một trong những giải pháp quan trọng. 

Bất chấp nguy hiểm, người dân vẫn vô tư tắm sông Đà

(HBĐT) - Cứ vào khoảng 16h - 16h30’ hàng ngày, không chỉ người lớn mà có cả hàng chục đứa trẻ từ 5 - 7 tuổi vô tư ngụp lặn, tắm mát làm náo động cả một khúc sông Đà. Đáng nói, chỉ cách nơi mà cả trăm con người vẫn tắm mát vào những buổi chiều hàng ngày khoảng trăm mét là điểm xảy ra vụ 8 trẻ đuối nước thương tâm xảy ra cách đây chưa lâu. Có lẽ, nhiều người đã quên ký ức của... dòng sông.

Chuyến tàu nặng tình cá nước - Bài 1: Bốn bông hoa “Vợ chiến sỹ Trường Sa”

Trên chuyến tàu chở hàng trăm thân nhân rời cảng Cam Ranh ra quần đảo Trường Sa vào một ngày Hè 2019 có bốn "bông hoa” nổi bật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục