1. Mục đích:

Để góp phần phản ánh hiện thực sinh động và phản ánh những tập thể, nhân tố điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Báo Hoà Bình phát động cuộc thi viết Phóng sự - Ký sự về chủ đề "Hòa Bình - Dấu ấn đổi mới” năm 2019 - 2020 nhằm phát huy mạnh mẽ sự đóng góp của các nhà báo chuyên nghiệp, các cộng tác viên, bạn đọc và bạn viết trong và ngoài tỉnh.

2.Nội dung:

- Phản ánh việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020; những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đặc biệt, là những thành tựu về phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; xây dựng nông thôn mới; an sinh xã hội; công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; truyền thống cách mạng, bề dày lịch sử, tiềm năng, thế mạnh, các nét đẹp văn hóa, truyền thống về đất và người Hòa Bình.

- Những cách làm hay, mô hình mới, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là những điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong triển khai và vận dụng sáng tạo, hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống; phê phán các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí…

3. Đối tượng dự thi:

- Tất cả công dân ViệtNamđang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh, các cây bút chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trên mọi miền đất nước.

- Khuyến khích các tác giả ở vùng sâu, vùng xa.

4. Giải thưởng:

-1 giải đặc biệt: 10 triệu đồng

- 2 giải nhất: 5 triệu đồng/mỗi giải

- 4 giải nhì: 3 triệu đồng/mỗi giải

- 6 giải ba: 2 triệu đồng/mỗi giải

- 8 giải khuyến khích: 1 triệu đồng/mỗi giải

5.Tác phẩm dự thi:

5.1 Thể loại tác phẩm dự thi gồm: phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí.

5.2 Các phóng sự, ký sự, ký sự nhân vật dự thi không quá 1.500 chữ (mỗi bài), kèm theo tài liệu (nếu có) và bắt buộc phải có ảnh mô tả tình tiết, nội dung.Trường hợp sự kiện, vấn đề... có nhiều nội dung, tình tiết hay có thể viết tối đa 3 kỳ. Ban Tổ chức không gửi lại bản thảo các bài dự thi không được sử dụng.

5.3 Sự kiện, vấn đề... trong bài viết phải có thật, địa chỉ cụ thể, rõ ràng. Tác giả tự chịu trách nhiệm về nội dung của tác phẩm theo quy định của pháp luật.

5.4 Bài viết dự thi là bài chưa được đăng tải hoặc phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm các loại.

Những tác phẩm có chất lượng tốt được chọn đăng trên các ấn phẩm của Báo Hoà Bình và được hưởng nhuận bút theo quy định.

Những bài viết được đăng trên báo sẽ được đưa vào chấm và xét trao giải.

6. Thời hạn nhận bài:

- Từ ngày 01/8/2019 đến hết ngày 31/5/2020 (theo dấu bưu điện hoặc ngày chuyển thư điện tử).

7. Chấm thi và trao giải:

- Tiêu chí chấm thi dựa trên các yếu tố chính: độc đáo, mới lạ, đậm tính nhân văn và thể hiện sáng tạo, sinh động.

- Ban Giám khảo bao gồm các nhà báo có uy tín của Trung ương và tỉnh.

- Lễ tổng kết, trao giải dự kiến vào dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2020).

*Bài dự thi gửi về:Báo Hoà Bình -Số 47 -Nguyễn Huệ- thành phố Hoà Bình -tỉnh Hoà Bình. Email:Toasoan@baohoabinh.com.vn.

Tác giả cần ghi rõ trên bì thư hoặc email:"Bài tham gia cuộc thi Phóng sự - Ký sự về chủ đề Hòa Bình – Dấu ấn đổi mới”.Ngoài ra, cần ghi tên thật, địa chỉ, điện thoại, email để Tòa soạn liên lạc khi cần.

BanTổ chức hy vọng sẽ nhận được những tác phẩm dự thi đầy tâm huyết của các tác giả trong và ngoài tỉnh.

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI


Các tin khác


Đổi thay của những tộc người đặc biệt vùng Tây Bắc

Trước nguy cơ tụt hậu của đồng bào bốn dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao, cùng với hàng loạt chính sách đầu tư cho đồng bào vùng cao, tháng 9-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cơ Lao” (gọi tắt là Đề án 1672). Qua gần 10 năm thực hiện, Đề án đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Đổi thay của những tộc người đặc biệt vùng Tây Bắc

Dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cơ Lao là các dân tộc thiểu số rất ít người, đặc biệt khó khăn của vùng Tây Bắc; sinh sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang. Trong những năm qua, từ sự đầu tư của Nhà nước, nhất là từ Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào bốn dân tộc này có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có những khó khăn tồn tại, nhiều chính sách của Nhà nước khi đầu tư cho bà con còn bất cập, cần phải xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Giữ mầu xanh Trường Sa

Quá nửa năm, quần đảo Trường Sa chưa được đón trận mưa đầu mùa, không khí nóng nực, bức bối đến khó thở. Đối với lính đảo, nước ngọt là thứ rất quý giá. Thế nhưng, đặt chân lên bất cứ đảo nổi nào, chúng tôi đều thấy cây cối xanh ngắt một mầu, từ cầu tàu cho đến cuối đảo. Trên đảo Sơn Ca, hai cây quất nhận từ huyện Văn Giang (Hưng Yên) gần Tết năm trước nay còn đơm hoa, đậu quả trái mùa.

Chuyến tàu nặng tình cá nước - Bài 2: Những người mẹ của chiến sĩ Trường Sa

Trên con tàu quân y 561 xuất phát từ cảng Cam Ranh vào một ngày Hè 2019, trong số hơn 100 thân nhân các chiến sỹ Trường Sa có mười người là mẹ bộ đội. Đây là con số ấn tượng, bởi do điều kiện đặc thù của hành trình ra quần đảo Trường Sa - thời gian dài, sóng, gió và nắng, không phù hợp với những người phụ nữ lớn tuổi.

Phòng, chống tội phạm mua bán người - người dân là trung tâm

(HBĐT) - Hưởng ứng ngày "Toàn dân phòng chống mua bán người (MBN)”, mới đây, Hội LHPN tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động phòng, chống MBN. Tại hội thảo, có nhiều kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng trong xây dựng, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm này. Trong đó, xác định nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội là một trong những giải pháp quan trọng. 

Bất chấp nguy hiểm, người dân vẫn vô tư tắm sông Đà

(HBĐT) - Cứ vào khoảng 16h - 16h30’ hàng ngày, không chỉ người lớn mà có cả hàng chục đứa trẻ từ 5 - 7 tuổi vô tư ngụp lặn, tắm mát làm náo động cả một khúc sông Đà. Đáng nói, chỉ cách nơi mà cả trăm con người vẫn tắm mát vào những buổi chiều hàng ngày khoảng trăm mét là điểm xảy ra vụ 8 trẻ đuối nước thương tâm xảy ra cách đây chưa lâu. Có lẽ, nhiều người đã quên ký ức của... dòng sông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục