Bài 1 - Động lực phát triển của nền kinh tế

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nhân dân, KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống người dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tỉnh ủy, còn 5 chỉ tiêu dự báo khó đạt, cần phải phấn đấu, trong đó có chỉ tiêu số DN hoạt động hiệu quả trung bình hàng năm tăng 355 DN. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song phải khẳng định, những năm gần đây, cộng đồng DN tỉnh đã nỗ lực ổn định sản xuất, tiếp tục đầu tư mở rộng SX-KD, không ngừng đổi mới, sáng tạo, góp phần vào sự giàu mạnh của tỉnh.




Nhờ chủ động tìm kiếm thị trường và sản xuất các mặt hàng đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, Công ty CP Sơn Thủy (Kỳ Sơn) trở thành doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh trên thị trường xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Sở KH&ĐT, năm 2015, tổng số DN đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh là 2.219 DN, số vốn đăng ký 22.562 tỷ đồng và 356 HTX, số vốn hoạt động 393 tỷ đồng. Đến hết năm 2018, tổng số DN đăng ký thành lập là 3.175 DN, số vốn đăng ký 34.927 tỷ đồng và 311 HTX, số vốn hoạt động 777 tỷ đồng (bình quân mỗi năm tăng khoảng 319 DN và 53 HTX). Riêng 9 tháng năm nay, toàn tỉnh có 235 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 3.846 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trong đó xác định DN là động lực phát triển của nền kinh tế, những năm qua, tỉnh luôn tạo điều kiện tốt nhất thúc đẩy khởi nghiệp, tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, đồng hành cùng DN trong phát triển SX-KD, đóng góp thiết thực cho mục tiêu xây dựng tỉnh ngày càng phát triển vững mạnh trong thời kỳ hội nhập.

Chia sẻ về vị trí, vai trò của cộng đồng DN, doanh nhân tỉnh nhà nhân kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, đồng chí Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Cộng đồng DN, doanh nhân là bộ phận quan trọng của xã hội, chủ yếu tạo ra việc làm; sản xuất ra của cải, vật chất; có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh. Trong những năm qua, cộng đồng DN tỉnh đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu, quy mô, lĩnh vực hoạt động có chuyển biến tích cực, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Qua đó, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của DN trên mặt trận phát triển kinh tế, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. 

Là 1 trong 32 DN được UBND tỉnh tôn vinh, trao cúp DN tiêu biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ 4, năm 2019 là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực vượt khó của Công ty CP Sơn Thủy, hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản xuất khẩu. Giám đốc Nguyễn Xuân Thủy cho biết: Năm 2006, Công ty chuyển từ xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đến xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) xây dựng nhà máy. Sản xuất gỗ thực tế gặp nhiều khó khăn do các đơn hàng phụ thuộc. Đối với khách hàng lớn công ty không đủ lực để theo đuổi vì đòi hỏi sản lượng lớn, lượng công nhân phải từ 1.000 – 2.000 người trở lên. Nếu tuyển đội ngũ công nhân đông như vậy ở các xã rất khó, bởi liên quan đến chỗ ăn, ở và các dịch vụ kèm theo, điều này cũng gây khó khăn cho mục tiêu mở rộng SX-KD của DN. Tuy nhiên, từ nỗ lực vượt khó và trước đòi hỏi của khách hàng về nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, công ty đã chủ động liên kết với các hộ trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn FSC để có nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, tăng uy tín với khách hàng. Do vậy, Công ty CP Sơn Thủy có sự hợp tác ổn định, lâu dài với khách hàng trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả SX-KD. 9 tháng năm nay, công ty đạt doanh thu 214.185 triệu đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.069.828 USD, kim ngạch nhập khẩu 275.800 USD, đóng góp NSNN 8.734 triệu đồng, duy trì thu nhập ổn định cho người lao động với mức lương bình quân từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Theo yêu cầu, việc đánh giá DN hoạt động có hiệu quả được dựa trên các tiêu chí: DN hoạt động có doanh thu; DN có lợi nhuận và nộp ngân sách (đối với DN mới được miễn giảm thuế) và chấp hành tốt chế độ, chính sách Nhà nước; thu nhập của người lao động trên mức lương tối thiểu hoặc có tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

Mục tiêu tỉnh ta đặt ra là phấn đấu năm 2020 đạt khoảng 4.000 DN đăng ký hoạt động với vốn điều lệ đăng ký 50.000 tỷ đồng. Khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh đóng góp khoảng 48-50% GRDP, khoảng 45-50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năng suất lao động xã hội tăng từ 3-5% năm. Hàng năm, khoảng 25-30% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo. Như vậy, tính đến hết năm 2018, số DN, HTX của tỉnh so với năm 2015 tăng trưởng cao cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, toàn tỉnh thành lập mới 1.129 DN, tăng 51% và 53 HTX, tăng 212%. Có 112 DN hoạt động trở lại, tăng 23 đơn vị. Có 2.303 DN hoạt động/3.175 DN đăng ký kinh doanh (chiếm 73%); 2.347 DN hoạt động có đăng ký kinh doanh, bằng 120% so với năm 2017. Các DN có đăng ký kinh doanh giải quyết việc làm cho 49.600 lao động với thu nhập bình quân 6,2 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu của DN có đăng ký kinh doanh đạt 38.502 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tiêu chí về DN, HTX có doanh thu và nộp ngân sách, thu nhập của người lao động trên mức lương tối thiểu hoặc tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước đều có mức tăng trưởng cao. Cụ thể, có 2.175 DN hoạt động có hiệu quả, bằng 111% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó 2.318 DN có doanh thu, bằng 103%; 2.050 DN nộp NSNN và có lợi nhuận, bằng 115%; 2.159 DN có thu nhập bình quân cao hơn mức lương tối thiểu hoặc có tăng trưởng, bằng 118%.

Mới đây, tại lễ kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh danh hiệu DN, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2019, tỉnh có 57 DN, doanh nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động SX-KD, đóng góp cho sự phát triển KT-XH địa phương đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng bằng khen; 45 DN, doanh nhân tiêu biểu được Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam tặng bằng khen; 32 DN, 23 doanh nhân được UBND tỉnh trao cúp DN, doanh nhân tiêu biểu. Đó là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của cộng đồng DN đối với sự phát triển của tỉnh.

(Còn nữa)
 
Hoàng Nga  


Các tin khác


Chuyện về những người cõng chữ lên... mây

Bài 2 - Tiếng "dương cầm" của đá




(HBĐT) - Đã hơn 2 năm nay, ngày nào cũng vậy, nắng cũng như mưa, khoảng 19h, trong ngôi nhà gỗ nhỏ của cô giáo Lò Thị Chính, xóm Thung Ảng vang tiếng đánh vần i, tờ của những học viên lớp phổ cập giáo dục (xóa mù) cho người lớn vọng vào đá núi. Ngỡ như tiếng "dương cầm” thánh thót vào đêm...

Chuyện về những người cõng chữ lên... mây

Bài 1 - Nhọc nhằn "cõng” chữ lên... mây

(HBĐT) - Với ước nguyện góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông ở Thung Mặn, Thung Ảng - nơi xa nhất của xã Hang Kia (Mai Châu), hàng ngày, hàng đêm, ngày nắng cũng như ngày mưa, 20 giáo viên trường TH&THCS Hang Kia B âm thầm vượt qua bao nỗi nhọc nhằn để "gieo” từng con chữ trên đá núi tai mèo sắc lẹm...

Thắp sáng miền ký ức Điện Biên

(HBĐT) - Có người trải qua 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, chắc tay súng xung phong qua 3 trận đánh, cũng có người khi hành quân đến cứ điểm Điện Biên Phủ lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam đã tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát, nhưng trong tim họ - những cựu chiến binh năm xưa vẫn luôn sáng lên niềm tự hào: là chiến sỹ Điện Biên!

 “Đất thức” Kỳ Sơn

(HBĐT) - Sau một thời gian dài trầm lắng, huyện Kỳ Sơn được biết đến là vùng "đất thức” - hội tụ cơ bản những điều kiện để bứt phá, vươn lên mạnh mẽ. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có cả đồng bằng, cả núi non hùng vĩ, đất đai màu mỡ, hạ tầng giao thông kết nối đường thủy và đường bộ, hầu hết các vùng đất trên địa bàn huyện đang tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư.

 Dấu ấn Dự án giảm nghèo

Bài 2 - Giúp người dân phát triển sinh kế bền vững


(HBĐT) - Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, Dự án giảm nghèo (DAGN) giai đoạn 2 tỉnh Hòa Bình tập trung hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho người dân. Hoạt động này được thực hiện thông qua hỗ trợ theo nhóm đồng sở thích (CIG) mà không hỗ trợ từng gia đình đơn lẻ. Đây là cách tiếp cận mới và khá thách thức. Tuy nhiên, đánh giá chung toàn giai đoạn, Hòa Bình là một trong những điểm sáng của các tỉnh miền núi phía Bắc trong hoạt động này.

 Dấu ấn Dự án giảm nghèo


Bài 1:  Bức tranh mới ở vùng nông thôn khó khăn


(HBĐT) - Tiếp nối thành công của giai đoạn 1, do vẫn là một trong những tỉnh khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc nên tỉnh tiếp tục được các bộ, ngành T.Ư và Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn là 1 trong 6 tỉnh tham gia Dự án giảm nghèo (DAGN) các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2. Được triển khai từ năm 2010 - 2018, về cơ bản dự án đã đạt được mục tiêu nâng cao mức sống của người hưởng lợi vùng dự án; tăng cường năng lực thể chế của chính quyền cơ sở, năng lực sản xuất của cộng đồng; hỗ trợ lập kế hoạch phát triển KT – XH cấp xã và tăng cường liên kết thị trường, sáng kiến kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục