Bài 2 - Giúp người dân phát triển sinh kế bền vững
(HBĐT) - Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, Dự án giảm nghèo (DAGN) giai đoạn 2 tỉnh Hòa Bình tập trung hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho người dân. Hoạt động này được thực hiện thông qua hỗ trợ theo nhóm đồng sở thích (CIG) mà không hỗ trợ từng gia đình đơn lẻ. Đây là cách tiếp cận mới và khá thách thức. Tuy nhiên, đánh giá chung toàn giai đoạn, Hòa Bình là một trong những điểm sáng của các tỉnh miền núi phía Bắc trong hoạt động này.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án giảm nghèo tỉnh thăm gian hàng giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của Dự án giảm nghèo giai đoạn 2.
Liên kết đối tác sản xuất
Theo số liệu thống kê của Ban quản lý (BQL) DAGN giai đoạn 2, trong khuôn khổ dự án, tỉnh có 37 liên kết đối tác sản xuất (LKĐTSX) được thực hiện, thu hút sự tham gia của 14 đối tác và hơn 8.700 hộ dân, tổ chức thành 397 nhóm CIG. Theo đó, Hòa Bình là tỉnh có số lượng LKĐTSX được thực hiện nhiều nhất, chiếm 34% tổng số liên kết được thành lập và hỗ trợ trong toàn dự án.
Những năm qua, thực hiện LKĐTSX đã tạo ra những vùng nguyên liệu ổn định, phù hợp với quy hoạch phát triển của các huyện như: mía nguyên liệu huyện Yên Thủy, Lạc Sơn; cà gai leo huyện Yên Thủy, chè Shan tuyết Tân Lạc, cá lồng Đà Bắc. Thực tế cho thấy, cả 5 huyện đều nỗ lực triển khai hoạt động này. Điển hình như huyện Yên Thủy đã huy động được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân vào cuộc nên từ quy mô hỗ trợ ban đầu ở mức khiêm tốn, các liên kết mía nguyên liệu và cà gai leo đã mở rộng diện tích thực hiện trong các chu kỳ tiếp theo. Hay như ở huyện Tân Lạc, mặc dù có xuất phát điểm chậm hơn một số huyện khác, nhưng liên kết cá lồng của xã Ngòi Hoa là minh chứng cho việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây là liên kết có vốn ngân sách Nhà nước đầu tư lớn nhất trong toàn dự án.
Theo khảo sát của BQL DAGN tỉnh, những năm qua, trong số các LKĐTSX đang ở chu kỳ 2 trở lên, có tới 99% nhóm CIG tiếp tục ký hợp đồng và bán sản phẩm cho đối tác. Đây là kết quả nổi bật của tỉnh so với mục tiêu chung của dự án là 60%. Phần lớn liên kết đều có lợi nhuận, đem lại thu nhập cho các CIG tham gia, trong đó, thu nhập bình quân của LKĐTSX mía ở Lạc Sơn đạt cao nhất (13,16 triệu đồng/hộ/năm), cà gai leo Yên Thủy đạt xấp xỉ 12 triệu đồng/hộ/năm.
Nhóm đồng sở thích – hoạt động "xương sống” hỗ trợ sinh kế
Hỗ trợ phát triển sinh kế thông qua các nhóm CIG là hoạt động "xương sống” trong khuôn khổ DAGN giai đoạn 2, đây cũng là một trong những giải pháp cốt lõi góp phần giảm nghèo bền vững. Những năm qua, đã có hơn 3.700 hoạt động sinh kế được thực hiện trong khuôn khổ các tiểu hợp phần do cấp xã làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn hỗ trợ hơn 210 tỷ đồng. Theo đó, 2.186 nhóm CIG được thành lập với 28.263 thành viên.
Nhóm CIG trồng khoai lang tại xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) hình thành năm 2012 trong khuôn khổ DAGN với số vốn hỗ trợ 6,4 triệu đồng, có 15 hộ tham gia, trồng khoai lang trên 5.000 m2, thu 4 tấn sản phẩm, bán được 20 triệu đồng. Từ thành công ban đầu, đã có thêm 7 thành viên tham gia nhóm. Sau 6 năm, diện tích trồng khoai của nhóm CIG Khan Thượng mở rộng lên 5,5 - 6 ha, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha, giá bán từ 6.000 - 10.000 đồng/kg. Tổng thu nhập của nhóm trong 5 chu kỳ đạt 1.181 triệu đồng; thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 19 triệu đồng/năm. 9 hộ trong nhóm đã thoát nghèo bền vững.
Với mong muốn đa dạng cây trồng và chủ động tiêu thụ sản phẩm, chị Bùi Thị Bờ, Trưởng nhóm đã tìm hiểu và quyết định thành lập HTX Khan Tân trên nền nhóm CIG. Nhờ sự đồng thuận của các thành viên, HTX tập trung vào các lĩnh vực: chăn nuôi hỗn hợp, cung cấp dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh thực phẩm… Đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt, ngoài tiếp tục trồng khoai lang, thành viên HTX đã đầu tư trồng các loại rau sạch như bắp cải, su su, xà lách… Qua đó, giúp các thành viên có thêm việc làm, tăng thu nhập.
Chia sẻ về hiệu quả DAGN giai đoạn 2 mang lại, đồng chí Nguyễn Quang Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Trên địa bàn huyện, DAGN đã triển khai thực hiện 1.226 tiểu dự án với 24.516 lượt hộ hưởng lợi. Đã có 3 liên kết sản xuất được thực hiện và 683 nhóm CIG thành lập, được hỗ trợ về vốn để phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Hoạt động hỗ trợ SX-KD của các nhóm CIG đã tạo thêm cơ hội việc làm, đa dạng sản phẩm, ngành nghề nông, lâm nghiệp, tác động tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn huyện.
Theo BQL DAGN tỉnh, Hòa Bình được Ban điều phối dự án T.Ư đánh giá là một trong những tỉnh đạt hiệu quả cao ở hoạt động hỗ trợ sinh kế cho các nhóm CIG. Tính chung toàn tỉnh, mỗi chu kỳ sản xuất đã đem lại thu nhập khoảng 44 triệu đồng/nhóm CIG. Trên 88% nhóm CIG có gia tăng tài sản phục vụ sản xuất và phát triển sinh kế. Việc hỗ trợ sinh kế dành riêng cho phụ nữ (thông qua 924 nhóm CIG) không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ mà còn tạo cơ hội giúp chị em tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội, nâng cao vị thế trong gia đình và cộng đồng.
Với sự phát triển bền vững, hoạt động hiệu quả của các nhóm, toàn tỉnh có 64 nhóm CIG phát triển thành 53 tổ hợp tác và 11 HTX. Đặc biệt, từ cố gắng của các Ban phát triển xã và BQL dự án huyện trong việc lồng ghép các hỗ trợ của dự án đã giúp nhiều xã đạt được các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
DAGN tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2 đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Nhận định này được khẳng định bằng bộ mặt nông thôn vùng dự án có sự chuyển mình tích cực. Tại thời điểm chuẩn bị thực hiện dự án giai đoạn 2, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh mới đạt hơn 9 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo gần 19%. Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân tăng lên 55,1 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn hơn 14%.
Với kết quả không thể phủ nhận từ dự án mang lại, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo DAGN tỉnh mong muốn: Khi dự án kết thúc, các địa phương được đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng cần có trách nhiệm chăm lo, bảo vệ, dành nguồn lực duy tu, sửa chữa để phát huy hiệu quả, tránh để xảy ra tình trạng dự án kết thúc thì công trình cơ sở hạ tầng cũng bị bỏ quên, dẫn đến hư hỏng, lãng phí.
Bình Giang
Bài 1: Những kết quả lạc quan
(HBĐT) - Hòa Bình đang trong quá trình thay đổi mạnh mẽ, kể cả trong tư duy, hành động và trong cả diện mạo KT-XH. Không chỉ có sự chuyển động trong hệ thống chính trị mà ngay cả với đại bộ phận nhân dân đang được thụ hưởng và cảm nhận rõ rệt thành quả của sự đổi mới. Những sắc màu tươi mới, lạc quan trải dài trên khắp quê hương.
Bài 2 - Lợi dụng thực hiện dự án nạo vét lòng hồ để khai thác vàng trái phép
(HBĐT) - Qua kiểm tra công tác nạo vét lòng hồ Gốc Thị, xóm Đồng Hòa II, UBND xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đã nhiều lần phát hiện, lập biên bản và yêu cầu tạm dừng việc nạo vét khi phát hiện hoạt động khai thác vàng sa khoáng từ phía đơn vị thi công. Tuy vậy, sau nhiều lần đình chỉ thi công, đến nay, các đối tượng phớt lờ yêu cầu của chính quyền địa phương, ngang nhiên hoạt động khai thác vàng trái phép...
Bài 1 - Dự án bất thường nơi "rốn” vàng
(HBĐT) - Lợi dụng việc triển khai thực hiện dự án nạo vét, cải tạo hồ thủy lợi Gốc Thị tại xóm Đồng Hòa II, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi), các đối tượng núp dưới danh nghĩa đơn vị thi công đã đưa máy móc, thiết bị vào để khai thác vàng trái phép trong một thời gian dài.
(HBĐT) - Những ngày tháng 8, tôi may mắn được tham gia đoàn công tác của Báo Hòa Bình vào các tỉnh phía Nam. Điểm đến đầu tiên của đoàn là huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ hơn 40 phút bay là chúng tôi đã tới Côn Đảo. Từ trên cao nhìn xuống thấy những hòn đảo nhấp nhô, trong đó, Côn Đảo là đảo lớn nhất nổi lên giữa biển xanh bao la, sóng vỗ dạt dào bên những bờ cát trắng xóa. Côn Đảo có hình dạng như một con gấu lớn quay lưng về đất liền, chân hướng ra biển Đông.
Nhờ triển khai thực hiện Đề án 1672 lồng ghép với các chương trình khác của Chính phủ, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống và Cơ Lao đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, khiến một số mục tiêu đề ra đạt thấp.