(HBĐT) - Quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ rào cản trong thu hút đầu tư (THĐT), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (CTMTĐTKD) thông thoáng, minh bạch, thân thiện, trong đó đặc biệt quan tâm khắc phục hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC); coi trọng xây dựng bộ máy chính quyền phục vụ, vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp (DN) và vì sự phát triển của tỉnh. Đó là phương châm hành động đã, đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện để Hòa Bình trở thành điểm đến sôi động, tin cậy của các nhà đầu tư (NĐT).

>> Bài 1 - Cải thiện thực chất môi trường đầu tư


Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, năm 2022 phải đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để sớm thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Ảnh chụp tại cụm công nghiệp Tiên Tiến, xã Quang Tiến (TP Hòa Bình).

Minh chứng thuyết phục là năm 2021, trong bối cảnh khó khăn bao trùm, song THĐT của tỉnh có sự chuyển động ấn tượng. Toàn tỉnh có 56 dự án đầu tư trong nước được cấp mới, trong đó, Sở KH&ĐT trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư 40 dự án với số vốn 37.490 tỷ đồng; Sở Công Thương trình cấp 8 dự án trong các cụm công nghiệp (CCN), số vốn đăng ký 1.210 tỷ đồng; Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) cấp 8 dự án; 27 dự án đầu tư điều chỉnh với số vốn tăng khoảng 966 tỷ đồng, nâng tổng vốn đăng ký đầu tư dự án toàn tỉnh trong năm 2021 đạt trên 39.000 tỷ đồng. So với năm 2020, số dự án đầu tư tăng 12 dự án, số vốn đăng ký đầu tư tăng khoảng 228%. Những con số này cho thấy, công tác THĐT đã, đang tập trung vào các NĐT chiến lược với những dự án trọng điểm có quy mô lớn. Lũy kế đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 655 dự án còn hiệu lực hoạt động, gồm 39 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 616,32 triệu USD và 616 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 109.545 tỷ đồng.

Trong tổng số các dự án đầu tư, có 449 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; 150 dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ; 56 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Theo đánh giá của Sở KH&ĐT, nhìn chung, các dự án đầu tư hoàn thành, đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có nhiều đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, tham gia đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Những kết quả đạt được trong THĐT thời gian qua đã góp phần từng bước khắc phục hạn chế, yếu kém kéo dài trong nhiều năm là phần lớn các dự án đầu tư vào tỉnh có quy mô nhỏ, chất lượng nhiều dự án không cao; ít dự án sử dụng công nghệ hiện đại; đóng góp ngân sách còn ít...

Mục tiêu của tỉnh là từng bước nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đưa tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc. Phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 9% trở lên (trong đó, đóng góp của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 5 điểm % trong tổng số 9 điểm % tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh); tổng vốn đăng ký đầu tư của các dự án trong nước đạt khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đến năm 2025, diện tích đất các khu, CCN chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, Thường trực Tỉnh ủy xác định 2022 là năm bản lề, năm tăng tốc để thực hiện. Muốn vậy cần đẩy mạnh hơn nữa CTMTĐTKD, phải quyết liệt chỉ đạo, làm sao khởi công được 8 dự án lớn THĐT ngoài ngân sách, từ đó góp phần quan trọng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Trao đổi về công tác THĐT thời gian tới tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ban Quản lý các KCN tỉnh, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Chúng ta đã chủ động một số vấn đề liên quan đến quy hoạch, nhưng hiện mới có quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 được phê duyệt. Nếu sớm hoàn thành quy hoạch tỉnh và làm tốt công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị… thì khi NĐT đến, việc triển khai dự án sẽ được nhanh chóng. Vì vậy, trong thời gian tới, các sở, ngành chức năng và các huyện, thành phố phải hết sức quan tâm đến công tác quy hoạch. Cùng với đó tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong CTMTĐTKD. Đặc biệt trong CCHC phải quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; phải nhạy bén, phối hợp tích cực để giải quyết TTHC cho các NĐT. Thực thi nhiệm vụ phải có tầm, có tâm, bởi thực tế không có công việc gì thuận lợi từ đầu đến cuối mà mỗi loại hình đều có vướng mắc, khó khăn nhất định, do đó phải có kiến thức, hiểu biết và phải tâm huyết mới tháo gỡ được.

"Năm 2022 dứt khoát tập trung lực lượng cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), trong đó phải hoàn thiện GPMB KCN Yên Quang để giao cho NĐT hạ tầng. Các sở, ngành chức năng cần quan tâm phối hợp chính quyền địa phương giải quyết tốt vấn đề tái định cư cho hộ dân bị thu hồi đất. Ngoài ra, đối với KCN Mông Hóa cũng cần được tập trung GPMB, mục tiêu trong quý III năm nay phải giao được đất cho NĐT, có như vậy mới có căn cứ để làm hạ tầng. Trong đầu tư hạ tầng KCN cần hết sức quan tâm việc quản lý chất lượng, bởi nếu hạ tầng không tốt, xử lý nước thải, môi trường không tốt sẽ liên quan trực tiếp đến THĐT của tỉnh, khó thu hút được NĐT thứ cấp" - đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo.

Nhằm tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong CTMTĐTKD, tạo thuận lợi cho THĐT; hỗ trợ DN phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh dịch Covid-19, đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Sở KH&ĐT đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch về CTMTĐTKD năm 2022. Đồng thời, tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành hướng dẫn quy trình TTHC liên thông giữa các luật, giữa các sở, ngành với nhau và giữa thủ tục đăng ký đầu tư, thủ tục đất đai, xây dựng và thủ tục về môi trường, làm sao để NĐT phải tiếp xúc với cơ quan hành chính ít nhất mà vẫn đạt được tất cả kết quả của các TTHC quy định ở các luật khác nhau.

Để làm tốt hơn nữa công tác THĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về THĐT; các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ giải quyết các TTHC đối với dự án từ khâu chấp thuận chủ trương đầu tư, đất đai, xây dựng... đảm bảo hiệu quả cao. Bố trí nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại; tích cực vận động nguồn vốn để đầu tư các tuyến đường trọng điểm như: Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, cầu Hòa Bình 6, dự án kết nối hạ tầng giao thông - thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia; dự án phát triển đô thị xanh thích ứng biến đổi khí hậu; dự án đô thị thông minh tỉnh; dự án mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình theo hình thức đối tác công tư…

Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết TTHC, đặc biệt là các thủ tục về đầu tư, kinh doanh. Ưu tiên bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp tốt làm việc tại bộ phận một cửa các cấp và tại các phòng, ban, đơn vị thường xuyên tiếp xúc, giải quyết công việc với DN, NĐT. Xây dựng hình ảnh chính quyền năng động, thân thiện, góp phần nâng cao hiệu quả THĐT; chuyển tư duy từ "cho phép”, "cấp phép” sang tư duy "phục vụ”; xử lý kỷ luật, khắc phục trình trạng "trên nóng, dưới lạnh”, đùn đẩy trách nhiệm, các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, cố tình kéo dài thời gian giải quyết các TTHC.

Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư theo hướng ưu tiên dự án có công nghệ hiện đại, hàm lượng tri thức cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai; lựa chọn các NĐT lớn, có uy tín và tiềm lực tài chính để tạo sức lan tỏa trong THĐT vào tỉnh...

Hoàng Nga


Các tin khác


Mở cánh cửa cho Hòa Bình cất cánh

(HBĐT) - Hòa Bình - tỉnh cửa ngõ phía Tây Bắc, đang bước vào mùa Xuân mới. Xuân của đổi mới tư duy, hành động trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết những khó khăn vướng mắc cản trở sự phát triển, nhất là cải cách hành chính (CCHC); giải phóng mặt bằng (GPMB); huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư có năng lực triển khai khai dự án, tập trung vào các lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp theo quy hoạch, mở ra cánh cửa cho Hòa Bình cất cánh, hòa nhịp đổi mới cùng đất nước.

Rộn ràng ngày hội tòng quân

(HBĐT) - Hòa chung không khí phấn khởi đầu xuân Nhâm Dần, cùng với cả nước, đúng 8h ngày 16/2, tất cả 10 huyện, thành phố trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2022. Trên khắp các nẻo đường từ nông thôn, miền núi xa xôi đến thành thị, rộn ràng không khí náo nức, lớp lớp thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày hội giao, nhận quân trên quê hương Hòa Bình thực sự là ngày hội non sông.

Gác rừng ngày đầu xuân

(HBĐT) - Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?” - lời bài hát "Một đời người, một rừng cây” khiến tôi nghĩ về những gian truân, vất vả mà các chiến sĩ kiểm lâm Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò đang trải qua. Tết đến, xuân về là dịp để gia đình sum họp, đoàn viên nhưng giữa đại ngàn, những người lính gác rừng lặng thầm hy sinh hạnh phúc riêng, ngày đêm canh giữ, bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng. Với họ, rừng là nhà, Tết cũng gắn bó với rừng.

Những con đường mang khát vọng phát triển

(HBĐT) - Hòa Bình được đánh giá có vị trí "Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ", đây là lợi thế đặc biệt để phát triển. Những năm qua, với việc xác định phát triển kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng mang tính đột phá trong phát triển KT-XH khiến câu chuyện Hòa Bình gần mà xa dần trở thành ký ức.

Nghĩa tình miền đá núi

HBĐT) - Trong ngôi nhà mới, rót chén nước mời khách, ông Vàng A Dê ở xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) xúc động: Sau bao nhiêu năm sống trong ngôi nhà xập xệ, thông thống gió, mưa rét buốt, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cán bộ công an, đến nay chúng tôi mới có được ngôi nhà vững chãi, ấm áp.

Đón xuân trên “miền cổ tích” Mường Vang

(HBĐT) - Chẳng biết có duyên tình gì với vùng đất Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do của huyện Lạc Sơn hay không mà năm nào cũng vậy, cứ khi đông qua, đón ánh nắng trong tiết xuân còn rét ngọt, tôi lại lên đường đến với các xã vùng cao được ví như nóc nhà của vùng đất Mường Vang...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục