(HBĐT) - Chẳng biết có duyên tình gì với vùng đất Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do của huyện Lạc Sơn hay không mà năm nào cũng vậy, cứ khi đông qua, đón ánh nắng trong tiết xuân còn rét ngọt, tôi lại lên đường đến với các xã vùng cao được ví như nóc nhà của vùng đất Mường Vang...


Các thành viên trong gia đình cụ Bùi Văn Tẳm, xóm Hầu, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) lau dàn chiêng chuẩn bị đón xuân.

Sương nắng trên cao

Chuyến đi không hẳn là vô định, cũng chẳng phải là trải nghiệm. Bởi cái sự trải nghiệm, khám phá vùng đất này chúng tôi đã nhiều lần vào tận cùng chốn thâm sơn, cùng cốc, khám phá từng ngóc ngách của cuộc sống nơi đây. Nhưng có lẽ, như anh bạn tôi vẫn bảo, đi để được tận hưởng trọn vẹn cảm giác sương gió vùng cao mỗi khi tiết trời chuyển từ đông sang xuân. Nó đặc biệt lắm. Đặc biệt hơn nữa, đây cũng là thời điểm vùng đất này đẹp lung linh, mê hoặc với những sắc màu cuộc sống rất riêng và rất lạ. Nói như cụ Bùi Văn Tẳm ở xóm Hầu, xã Ngọc Lâu năm nay đã ngoài 80 tuổi, một trong những cao niên ở vùng đất này lý giải: Cái chất riêng và lạ ấy nó là cái sự ấm áp, nồng hậu của những con người bình dị nơi đây; là những nét văn hóa đặc trưng vẫn được người dân bền bỉ gìn giữ qua bao thế hệ. 

Điều này, theo như đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu, vốn là người đam mê với những nét văn hóa mộc mạc, bình dị của dân tộc thì chính cái nét văn hóa đặc trưng chưa bị mai một, còn in đậm trong cuộc sống người dân là thứ men kết nối, níu giữ khách phương xa khi đến với vùng đất này. Còn với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, nóc nhà Mường Vang vẫn là một vùng đất huyền hoặc, khiến cho người ta mê đắm như lạc vào miền cổ tích mỗi khi có dịp đặt chân lên đây.


Những ngày cuối năm, chợ trung tâm cụm xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) nhộn nhịp với đa dạng hàng hóa bày bán phục vụ người dân mua sắm Tết.

Vùng cao huyện Lạc Sơn có 3 xã: Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do. Đồng chí Bùi Thị Cúc, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn cho biết: 3 xã vùng cao đều là những địa bàn vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân được đưa về, cùng với sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của người dân, đời sống KT-XH của 3 xã đã có nhiều khởi sắc. 

Đón xuân trên miền "cổ tích”

Về các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn lần này chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay nơi đây. Chợ trung tâm cụm xã vùng cao đặt tại Ngọc Sơn - điểm đầu tiên chúng tôi đặt chân đến không còn ảm đạm, tiêu điều như trước. Trước đây, chợ họp theo phiên, nhưng do cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn nên chỉ một chốc, một lát rồi tan. Nhưng nay chợ họp cả ngày. Theo chị Bùi Thị Hợi, xóm Trung Sơn, xã Ngọc Sơn, dù vẫn mang tính chất chợ phiên nhưng chợ họp cả ngày, có đầy đủ các loại hàng hóa phục vụ người dân. Vui nhất là những buổi chợ Tết. Khi ấy tấp nập, rôm rả không kém chợ huyện, thành phố, chỉ có điều mặt hàng buôn bán có phần bình dân hơn.

Bắt đầu từ khoảng 20 - 23 Tết, lúc nào chợ cũng đông người mua, người bán. Phấn khởi trước những đổi thay trên mảnh đất mình sinh sống, chị Bùi Thị Nhung, xóm Hầu, xã Ngọc Lâu nhớ lại: Cái thời chưa có chợ, chưa có đường nhựa lên đây, mỗi dịp Tết đến, từ 5h, mỗi gia đình có 2 - 3 người gánh hàng xuống chợ Vụ Bản bán. Hàng hóa chỉ là chút đồ của nhà trồng được, nuôi được như củ khoai, củ sắn, con gà... Có những khi người dưới xuôi đứng chờ sẵn ở chân núi chọn mua, có hàng bán được ngay còn không lại gánh đến chợ. Tiền hàng bán được dùng để sắm đồ Tết cho gia đình, mua cho con trẻ bộ quần áo, giày dép mới, mua chai dầu, chai nước mắm, cái xoong... ấy thế mà hồ hởi, vui lắm, chúng tôi chẳng kịp nhớ đến mệt mỏi của đoạn đường dài cuốc bộ bởi những câu chuyện  cứ rôm rả suốt chặng đường. Đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch  UBND xã Ngọc Lâu cho biết: Cũng như nhiều nơi ở khắp vùng Mường Vang, Tết ở đây vui lắm. Vui vì vẫn còn giữ được đượm vị, nét văn hóa đặc sắc, cổ truyền. Đa phần các hộ dân còn giữ nếp nhà sàn, lúc giao thừa, nhà nào cũng gióng chiêng, gióng trống đón tổ tiên về ăn Tết. 

Vào ngày 28 Tết, sau khi hoàn thành việc sửa sang nhà cửa, lau dọn đồ đạc trong nhà, mấy bố con cụ Bùi Văn Tẳm lại mang bộ chiêng ra cẩn thận lau sạch bụi bặm để chuẩn bị cho những ngày đón Tết, vui xuân. Xong xuôi đâu đó mới mổ lợn, rửa lá để gói bánh chưng, bánh uôi, bánh ống... Theo ông Bùi Văn Kin, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Ngọc Lâu, một điều đặc biệt đã trở thành nét văn hóa được truyền từ đời này qua đời khác và tiếp tục phát huy, đó là người dân đón Tết ấm áp nghĩa tình với tinh thần sẻ chia, đùm bọc. Những hộ hoàn cảnh khó khăn đều được hàng xóm láng giềng chia sẻ, người cân thịt, cân gạo, người cái bánh, hộp mứt Tết... Chính tinh thần ấy mà bao năm qua chưa có hộ nào dù khó khăn đều không bị thiếu Tết. 

"Thêm một nét đẹp nữa là trong 3 ngày Tết cổ truyền, dù là người xa lạ, khi đến bất cứ gia đình nào cũng được thiết đãi như người thân trong gia đình. Gia chủ dọn mâm cơm với những món ăn truyền thống, đặc sắc của dân tộc cùng ngồi uống với khách chén rượu nồng ấm để chúc phúc. Bởi người dân ở đây từ xưa đến nay luôn thể hiện sự hiếu khách” - đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu chia sẻ.

Cũng như đồng bào dân tộc Mường ở những nơi khác, trong bữa cơm ngày Tết của người dân nơi đây, ngoài các món có trong mâm thờ tổ tiên còn có thêm món ớt, nộm thịt thủ lợn, các loại rau đắng đồ, măng đắng. Trước khi ăn, con cháu xếp hàng kính mừng thọ ông bà, cha mẹ. Người già chúc con cháu sang năm mới mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt. Sau khi đã ổn định chỗ ngồi, mọi người mời nhau chén rượu, thưởng thức các món ăn. Sự mời mọc diễn ra liên tục kèm theo những câu hát ví, mo, kể chuyện làm cho không khí bên mâm cơm ngày Tết thêm vui vẻ, ấm cúng. 

"Năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc du xuân, chúc Tết hạn chế. Năm nay, với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền cho người dân dù vui xuân vẫn không được chủ quan, lơ là phòng, chống dịch bệnh, nghiêm chỉnh chấp hành khuyến cáo của cơ quan y tế để đón Tết cổ truyền yên vui, thanh bình” - đồng chí Bùi Văn Huy nhấn mạnh.

Rời mảnh đất vùng cao đẹp như trong cổ tích, hoa đào bung nở khoe sắc trong cái rét ngọt đầu xuân với lời hẹn sẽ trở lại vui xuân. Những gương mặt rạng ngời của bà con trong niềm vui đón xuân mới đủ đầy, an vui. Tết năm nay, nhà có xe mới, người có quần áo mới đi chơi Tết. Mảnh đất vùng cao với những con người giản dị, nghĩa tình, nhất định chúng tôi sẽ trở lại để đón xuân trên "miền cổ tích” này. 


Hùng Mạnh


Các tin khác


Tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục về đất trong đầu tư: Bài 1 - Điểm nghẽn thủ tục về đất

(HBĐT) - Theo Luật Đầu tư năm 2020, thủ tục về đất đai là 1 trong 8 loại hồ sơ bắt buộc trong bộ thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư đối với mỗi dự án có sử dụng đất. Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian mới có thể khởi động được dự án, chủ yếu do vướng các quy định về thủ tục đất đai. Thực trạng này cũng là một lực cản không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. 

Vững tin vượt "bão" dịch: Bài 4 - Chung sống an toàn với dịch bệnh

(HBĐT) - Biến chủng mới liên tục xuất hiện, khả năng lây lan mạnh, dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, cùng với cả nước, tỉnh đã dồn mọi nguồn lực cho cuộc chiến chống dịch cam go này. Với sự nỗ lực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, tỉnh đã giữ vững vùng xanh an toàn. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, để chung sống an toàn với đại dịch, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế là thách thức lớn, đòi hỏi có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự quyết tâm của Nhân dân.

Vững tin vượt “bão” dịch: Bài 3 - Giữ vùng xanh phục hồi kinh tế

(HBĐT) - Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân. Đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở. Đồng thời khôi phục và phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Vững tin vượt “bão” dịch: Bài 2 - Thắp lửa tinh thần “chống dịch như chống giặc”

(HBĐT) - Từ những ngày đầu của năm 2021 và xuyên suốt trong năm, công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 luôn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, nhờ phát huy tinh thần "mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi gia đình, tổ dân phố, khu phố là một pháo đài chống dịch”, toàn tỉnh đã tập hợp sức mạnh đoàn kết để "chống dịch như chống giặc”, vững vàng vượt qua những thách thức chưa từng có do dịch Covid-19 gây ra.

Vững tin vượt “bão” dịch: Bài 1 - Những “tổn thương” bởi dịch Covid-19

(HBĐT) - Năm 2021 là một năm đặc biệt với mọi địa phương trên cả nước bởi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, tác động tiêu cực và ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến đời sống KT-XH. Vượt lên thử thách, cam go, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ, giúp tỉnh tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc. Những kết quả quan trọng, đáng khích lệ trên toàn hệ thống, ở nhiều lĩnh vực mà tỉnh đạt được đã đóng góp vào mục tiêu, nhiệm vụ phấu đấu của cả nước.

Mở cánh cửa để bứt phá

(HBĐT) - Với lợi thế tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, không khí trong lành, bản sắc văn hóa độc đáo, cùng với sự quyết liệt đổi mới tư duy, hành động trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cản trở sự phát triển, nhất là cải cách hành chính (CCHC), giải phóng mặt bằng (GPMB), huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư (NĐT) có năng lực triển khai dự án, tập trung vào các lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp theo quy hoạch, mở ra cánh cửa cho Hòa Bình bứt phá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục