(HBĐT) - Ngày 28/12, Bộ CHQS tỉnh tổ chức hội nghị hiệp đồng tuyển chọn và giao nhận công dân nhập ngũ năm 2022 với 18 đầu mối đơn vị nhận quân.
Quang cảnh hội nghị.
Đến nay, 10/10 huyện, thành phố của tỉnh cơ bản đã hoàn thành khám tuyển nghĩa vụ quân sự đủ số lượng, chất lượng; thực hiện tốt các khâu, bước trong tuyển chọn và xét duyệt công dân nhập ngũ; thực hiện công khai, công bằng, đúng luật. Tại hội nghị, Bộ CHQS tỉnh đã công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Quân khu 3, UBND tỉnh về việc giao và phân bổ chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2022 cho các địa phương và đơn vị nhận quân.
Theo đó, năm 2022 có 18 đầu mối đơn vị nhận quân của tỉnh, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Binh chủng Công binh, Binh chủng Thông tin, các tổng cục, học viện, nhà trường - Bộ Quốc phòng, 7 đầu mối trực thuộc Quân khu 3.
Để công tác tuyển nhận công dân nhập ngũ năm 2022 đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng, Bộ CHQS tỉnh đề nghị các đơn vị nhận quân phối hợp với địa phương tổ chức thâm nhập hồ sơ và chốt quân số, bảo đảm chất lượng; làm tốt chế độ BHYT cho thân nhân và chiến sỹ mới. Các đơn vị giao, nhận quân phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo 100% công dân nhập ngũ đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR còn hiệu hiệu lực đến ngày giao nhận quân. Dự kiến, các địa phương trong tỉnh sẽ tổ chức giao nhận quân vào khoảng cuối tháng 2/2022.
Duy Anh
(Bộ CHQS tỉnh)
(HBĐT) - Trong năm 2021, Ban CHQS huyện Kim Bôi đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện thực hiện hiệu quả công tác quốc phòng - quân sự địa phương với nhiều điểm nổi bật. Trong đó, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) của cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) được nâng lên rõ rệt cùng với bản lĩnh chính trị vững vàng, góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Năm 2021, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang (LLVT) triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mặt công tác huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện. Qua đó, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cho cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) trong toàn lực lượng, tạo nền tảng thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP).
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP) năm 2021.
(HBĐT) - Ngược dòng lịch sử, ngày 18/11/1951, Tổng Quân uỷ T.Ư quyết định mở Chiến dịch Hoà Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951. Cùng với các xã Hoà Bình, Thịnh Lang, du kích xã Yên Mông (thị xã Hòa Bình) có nhiệm vụ phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu với các đơn vị của Đại đoàn 308, 312, 304. Trong chiến dịch này, 33 thanh niên đã lên đường nhập ngũ; 102 người đi dân công tham gia sửa đường, bắc cầu, làm bè mảng, dựng lán trại, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược; 38 nữ thanh niên xung phong vào các đội tải thương.
(HBĐT) - Ở chiến dịch Hòa Bình có một sáng tạo không thể không nhắc đến, đó là bếp Hoàng Cầm. Theo một số tài liệu ghi chép, người phát minh ra loại bếp này chính là Thượng sĩ Hoàng Cầm (1916 - 1996) quê ở Nam Định, là tiểu đội trưởng nuôi quân thuộc Sư đoàn 308, Đại đoàn quân Tiên Phong.
(HBĐT) - Sau trận đánh mở màn tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ (10/12/1951), quân ta tiếp tục đánh mạnh địch ở các hướng, các điểm cao và trên đường 6. Những trận đánh trên đường 6, tiến công cứ điểm Đồi Mồi, Hàm Voi, quân và dân ta đã lập nên những chiến công lẫy lừng. Trong đó, tiêu biểu là các trận đánh ở dốc Giang Mỗ (QL6 cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong). Những trận đánh này đã ghi dấu chiến công Anh hùng Cù Chính Lan.