Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã in 15 triệu vé tham quan thắng cảnh và hy vọng lễ hội chùa Hương thu hút khách hơn mọi năm nhờ đổi mới công tác tổ chức. Theo đó, giá vé tham quan thắng cảnh là 80.000 đồng/vé, vé đò là 50.000 đồng/vé. 4.000 đò đã được chuẩn bị phục vụ du khách.


Lễ hội Chùa Hương năm 2019 sẽ có nhiều đổi mới. Ảnh: TL minh họa

Thông tin về kế hoạch tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện (trọng tâm là lễ hội Chùa Hương) tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều ngày 22/1/2019, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Lê Văn Hoạt cho biết, năm nay, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương không tăng giá vé tham quan, vé đò so với mùa lễ hội năm 2018 và sẽ có biện pháp chặt chẽ tránh hiện tượng tăng giá vé.

Theo ông Lê Văn Hoạt, năm 2019 là năm đầu tiên Mỹ Đức tổ chức lễ hội sau khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn - chùa Hương là Di tích quốc gia đặc biệt. Do vậy, lễ hội năm nay sẽ có nhiều đổi mới trong tổ chức triển khai.

Cụ thể, ngay từ trước lễ hội, huyện Mỹ Đức đã tổ chức nhiều hội nghị để tuyên truyền đến với người dân, thực hiện quy định pháp luật về an toàn đường thủy...

Về dịch vụ, Ban tổ chức lễ hội sẽ không bố trí các điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn, khu vực sân của nhà thường trực Ban tổ chức tại Thiên Trù, sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, khu vực sân cổng động Hương Tích. Ban tổ chức cũng cấm quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội.

Các chủ hộ trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn và được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, có tủ bảo quan thực phẩm đặt ở vị trí phù hợp, không treo móc thịt các loại trong tủ và ngoài cửa hàng gây phản cảm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Riêng với đò vận chuyển khách, huyện Mỹ Đức đã tổ chức 4.000 đò hoạt động trên suối Yến, bảo đảm yêu cầu về an toàn đường thủy như phao cho du khách, bố trí giỏ đựng rác. Đối với các khu vực tổ chức dịch vụ, đây là năm đầu tiên tổ chức 318 gian hàng. Đến hôm nay cả 318 hộ kinh doanh tại các gian hàng đều ký cam kết bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm và các nội dung khác theo yêu cầu của Ban tổ chức.../.

Lễ hội đền Sóc năm 2019 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ 10 đến 12-2 (tức từ mồng 6 đến mồng 8 tháng Giêng năm Kỷ Hợi).

Lễ hội kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ diễn ra từ 6 giờ đến 21 giờ ngày 9/2/2019 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Hợi) tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội.

 

                   TheoThơibaotaichinh

Các tin khác


Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ hội Hoa Xuân năm 2019

Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Xuân năm 2019.

Độc đáo lễ hội đua thuyền truyền thống Lào

Trong hai ngày 24 và 25-10, Lễ hội đua thuyền (Suang Huea) truyền thống trên sông Mê Công đã diễn ra tưng bừng, sôi nổi tại Thủ đô Vientiane, Lào. Cùng với lễ hội Suang Huea, dịp này còn diễn ra Lễ hội thả đèn hoa đăng trải dọc dòng Mê Công, thu hút hàng nghìn du khách.

Ngày 6/10 sẽ diễn ra Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc 2018

Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc 2018 sẽ có những nét đặc sắc mới lạ so với mọi năm nhằm thu hút du khách đến với lễ hội này.

Hạ Long và dấu ấn lễ hội cuối tuần

Là lễ hội cuối cùng trong chuỗi sự kiện "4 mùa hương sắc kì quan - Hải trình mùa hạ”, lễ hội Yosakoi thu hút du khách bởi những điệu múa, sắc màu của đất nước mặt trời mọc.

Khai mạc Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2018

Sáng nay (18/9) tức ngày 9/8 Âm lịch, tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2018.

Lễ hội thành Tuyên – Nét văn hóa đặc sắc, độc đáo

(HBĐT) - Lễ hội thành Tuyên được bắt nguồn từ Tết trung thu năm 2004, khi nhiều gia đình ở thành phố Tuyên Quang trang trí, cắt dán hình các con thú rồi kéo dọc theo các tuyến phố để phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em. Và qua mỗi năm, các mô hình đèn trung thu với những hình thù đa dạng lại lan rộng tới tất cả các phường, xã của thành phố. Hình thức tổ chức vui Tết trung thu ngày càng mở rộng và quy mô hơn. Các tổ, các xóm đua nhau, sức sáng tạo của người dân cũng vì thế được phát huy không ngừng... Qua nhiều năm tổ chức, đến nay, Lễ hội thành Tuyên đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người dân và tạo nên dấu ấn đặc biệt của tỉnh Tuyên Quang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục