Trưa 11-2 (tức mùng 7 Tết Kỷ Hợi 2019), lễ hội ném cù cầu may của làng Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra tưng bừng tại đồi cát của làng, thu hút nhiều du khách thập phương đến chứng kiến sự hấp dẫn và kịch tính của trò chơi, bởi vì mấy chục năm nay chỉ có hai lần quả cù được ném vào sọt.

Ông Lê Thanh Hùng, 75 tuổi, Trưởng làng Cẩm Phổ cho biết, Lễ hội ném cù (tiếng địa phương là quăng hòn) được diễn ra vào trưa mùng 7 Tết hằng năm, cũng là ngày hạ nêu, ngày cuối cùng trong bảy ngày được nghỉ Tết theo quy định tại Hương ước làng từ thế kỷ 15.

Để bắt đầu lễ hội, ông Lê Thanh Hùng cùng các vị bô lão tiến hành nghi lễ thỉnh cầu thần linh phù hộ cho dân làng năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; sức khỏe, cuộc sống yên bình, hạnh phúc.


Các thanh niên tranh nhau quả cù, ai cũng muốn được ném.

Sau khi lễ kết thúc, phần hội diễn ra. Theo đó, những người được lựa chọn ném hòn là trai tráng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có đạo đức tốt, chăm chỉ làm ăn, chia thành hai đội tranh và ném cù vào sọt. Quả cù được làm trước khoảng ba tuần, từ củ của cây chuối, gọt thành hình tròn, có đường kính 20cm, nặng khoảng 3kg, được nướng đều để tạo độ bền, chắc.

Lễ hội ném cù được chia thành ba hiệp, mỗi hiệp có thời gian 30 phút và chỉ sử dụng một quả cù. Trên bãi đất rộng khoảng 1.000 m2, bằng phẳng, hai đầu sân được chôn hai cây tre, có độ cao hơn 3m, trên ngọn tre treo hai cái sọt, có đường kính 40cm. Nếu mới bắt đầu vào hiệp một mà có người đã ném cù trúng vào sọt thì có nghĩa đội đó giành chiến thắng và trận cù kết thúc.

Theo ông Hùng thì năm nào có người ném lọt cù vào sọt bà con rất phấn khởi. Mấy chục năm nay chỉ hai lần có người ném lọt cù vào sọt, lần thứ nhất trước năm 1975, lần thứ hai cách nay đã sáu năm.

Chủ tịch UBND xã Gio Mỹ Trần Xuân Lộc cho biết, làng Cẩm Phổ được hình thành và phát triển ở vùng đất Quảng Trị đã hơn năm thế kỷ, hiện có gần 300 hộ dân. Theo thông lệ, sau khi lễ hội ném cù kết thúc, dân làng chính thức ra đồng sản xuất.

 

              TheoNhandan

Các tin khác


Về cực Tây Tổ quốc, vui Tết Khù Sự Chà của dân tộc Hà Nhì

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (còn có tên gọi khác như U Ní, Xá U Ní) sinh sống tại bốn xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ.

Khai mạc Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018

Tối ngày 30-11, tại Quảng trường Đại đoàn kết (TP Plâycu, Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" 2018. Đây là lần thứ 2, Gia Lai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung có được vinh dự này kể từ khi được UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ hội Hoa Xuân năm 2019

Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Xuân năm 2019.

Độc đáo lễ hội đua thuyền truyền thống Lào

Trong hai ngày 24 và 25-10, Lễ hội đua thuyền (Suang Huea) truyền thống trên sông Mê Công đã diễn ra tưng bừng, sôi nổi tại Thủ đô Vientiane, Lào. Cùng với lễ hội Suang Huea, dịp này còn diễn ra Lễ hội thả đèn hoa đăng trải dọc dòng Mê Công, thu hút hàng nghìn du khách.

Ngày 6/10 sẽ diễn ra Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc 2018

Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc 2018 sẽ có những nét đặc sắc mới lạ so với mọi năm nhằm thu hút du khách đến với lễ hội này.

Hạ Long và dấu ấn lễ hội cuối tuần

Là lễ hội cuối cùng trong chuỗi sự kiện "4 mùa hương sắc kì quan - Hải trình mùa hạ”, lễ hội Yosakoi thu hút du khách bởi những điệu múa, sắc màu của đất nước mặt trời mọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục